24. Kinh doanh thương mại

Trợ cấp mất việc (Job-loss Allowance) là gì? Các trường hợp hưởng trợ cấp mất việc

Trợ cấp mất việc (Job-loss Allowance) (Ảnh: Getty Images)

Trợ cấp mất việc (Job-loss Allowance)

Trợ cấp mất việc – danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Job-loss Allowance.

Người sử dụng lao động phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo các trường hợp thuộc qui định của pháp luật, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo qui định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp mất việc làm.

Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

Trường hợp người lao động được trả trợ cấp mất việc

1. Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

Tham khảo:   Điều kiện Giao hàng tại biên giới (Delivered At Frontier - DAF) là gì?

2. Thay đổi qui trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

3. Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm;

4. Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;

5. Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;

6. Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

Một số trường hợp đặc biệt

a) Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương;

b) Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã. (Theo Nghị định Số: 05/2015/NĐ-CP)

Tham khảo:   Đơn hàng dự trữ (Backorder) là gì? Cách thức hoạt động của đơn hàng dự trữ

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo