37. Kinh nghiệm việc làm

Vì sao nhiều người lại thích nói xấu sau lưng người khác?

Tại sao nhiều người không nói trực tiếp mà lại nói sau lưng người khác? Có phải do họ không có đủ tự tin để nói ra những điều mà họ muốn nói hay không? Hãy cùng chúng tôi tham khảo trong bài viết dưới đây nhé! Nhiều người trong chúng ta thường có thói quen “nói xấu sau lưng người khác” như thể nó là một trong những thói quen yêu thích hàng ngày và không thể nào chịu được nếu không làm như vậy. Tại sao chúng ta không nói trực tiếp với họ mà lại nói sau lưng? Có phải do chúng ta không có đủ tự tin để nói ra những điều mà chúng ta muốn nói hay không? Năm ngoái, tôi – tác giả của bài viết có trúng tuyển công việc dịch thuật ở một công ty mạng trực tuyến. Bộ phận tôi làm có khoảng 20 người và họ đến từ nhiều nơi khác nhau. Một vài người trong số họ ở khá xa, còn một số khác thì có thể đi bộ đi làm. Tôi nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc mới, nhận công việc và bắt đầu làm. Sau một thời gian, tôi đã đạt được những kết quả nhất định. Vì vậy, sếp thường khen ngợi và khuyến khích tôi cố gắng nhiều hơn nữa. Thế nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra theo cách mà chúng ta muốn. Một ngày nọ, tôi phát hiện ra có người trong phòng thường xuyên nói xấu sau lưng tôi với những đồng nghiệp khác. Anh ta nói rằng tôi liên tục không hoàn thành công việc đúng hạn và chẳng có đóng góp gì cho những dự án vừa rồi cả. Anh ấy nói: “Cô ấy luôn được khen ngợi là nhờ mối quan hệ với các sếp”. Anh ta lan truyền tin này cho tất cả mọi người trong công ty và chẳng mấy chốc, tôi bị xem là một kẻ “xu nịnh”. May mắn rằng, quản lý luôn tin tưởng năng lực làm việc của tôi, chị ấy đã tổ chức một cuộc họp để làm rõ ràng mọi chuyện. Mặc dù chị không nó rõ tên người đã lan truyền tin đồn ra khắp công ty nhưng tôi nghĩ thế là đủ. Bởi sau đó, mọi người đã thay đổi cách suy nghĩ về tôi. Họ tôn trọng và đối xử với tôi rất tốt.

Lý do tại sao mọi người thường thích nói xấu sau lưng người khác?

Hầu hết ai trong số chúng ta cũng từng nói sau lưng người khác theo cách tích cực hoặc tiêu cực. Thoạt tiên, những câu chuyện có thể diễn ra theo chiều hướng tốt. Chúng ta có thể chia sẻ về gia đình, cuộc sống cá nhân nhưng khi đề cập đến chuyện công việc, chúng ta thường dễ dàng sa vào việc kể xấu về một người nào đó trong công ty – người mà làm việc tốt hơn chúng ta. Chúng ta hào hứng kể ra tất cả những lỗi lầm của họ, rồi đưa ra kết luận rằng có lẽ những gì mà họ đạt được chưa chắc đã phản ánh đúng năng lực thực sự của họ. Thậm chí, chúng ta còn tự tin so sánh những mặt xấu của họ với những mặt của chúng ta và tự cảm thấy bản thân tốt hơn họ.

 

Có một câu nói thế này: “Trên thế giới có 2 loại người: người chia thế giới làm hai loại người và người không làm như vậy”. Có rất nhiều người thuộc nhóm đầu tiên, người mà sẽ chia mọi người trên thế giới thành hai nhóm: “những người kiểu giống mình” và “những người không giống mình”. Trên thực tế, mỗi chúng ta thường tìm kiếm những người giống mình và loại bỏ đi những người không giống mình. Dưới đây là một số lý do rằng tại sao một số người lại thích nói xấu người khác đến vậy:

Tham khảo:   10 thách thức tiềm ẩn mà nhà lãnh đạo phải đương đầu và giải quyết

1. Hạ thấp người khác để đưa mình lên

Eleanor Roosevelt đã từng nói: “Người vĩ đại bàn luận về các ý tưởng, người bình thường bàn luận về các sự kiện, người nhỏ nhen bàn luận về con người”.

Nhiều người nói xấu người khác chỉ vì họ ghen tỵ với những thành tích mà người khác đạt được. Chính vì thế, bằng mọi cách chúng ta luôn muốn giảm nhẹ thành công của người khác bằng cách rêu rao những lời đồn đại không chính xác về năng lực hay tiết lộ lộ đời sống riêng tư của họ cho các đồng nghiệp. Khi làm như vậy, chúng ta cảm thấy rằng bản thân được an ủi và có vẻ như tốt đẹp hơn những người khác. Chẳng hạn, chúng ta có thể bắt đầu với các câu đại loại như: “Cậu ta vào được trường này nhưng nghe nói là phải nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ”, “Anh ấy là một nhân viên xuất sắc nhưng cuộc sống hôn nhân không mấy hạnh phúc”, “Cô ấy được thăng chức nhưng chưa chắc là vì cô ấy có năng lực thực sự”… Dường như chúng ta thường công nhận khả năng của người khác nhưng lại thêm vào từ “nhưng” vào để lật ngược lại cái mà chúng ta đã thừa nhận.

2. Buôn chuyện là sở thích

 

Buôn chuyện là một trong những thói quen xấu vô cùng phổ biến tại nơi làm việc. Các cuộc buôn chuyện có thể kéo dài đến hàng giờ liền với vô vàn chủ đề khác nhau, chẳng hạn: gia đình, tình yêu, các mối quan hệ, công việc, thời trang hay thậm chí là phim ảnh. Chúng ta thường nêu ra quan điểm, ý kiến cá nhân, phán xét một cách tích cực hoặc tiêu cực và không bao giờ hết chuyện để buôn cả. Nói sau lưng người khác khi buôn chuyện là việc khó tránh khỏi. Bởi khi câu chuyện đang lên đến cao trào chúng ta càng muốn nêu ra quan điểm của mình thay vì kìm nén chúng trong lòng, giống như một quán tính vậy. : Nếu bạn chưa biết cách trở thành “chính mình”, hãy đọc bài viết này!

3. Không biết cách giữ bí mật

Đã bao giờ bạn rơi vào hoàn cảnh kể một câu chuyện thầm kín cho đồng nghiệp nghe và sáng hôm sau đi làm, cả công ty đều biết hay chưa? Chắc hẳn lúc đó bạn thề rằng không bao giờ chia sẻ bất cứ điều gì cho người đó nữa phải không? Việc chia sẻ bí mật của bản thân cho người khác có thể là một ý hay để tìm kiếm sự đồng cảm hoặc giải tỏa cảm xúc. Tuy nhiên, hãy thận trọng điều này bởi rất có thể khi bạn vượt xa đồng nghiệp của mình, họ sẽ sử dụng bí mật đó để hạ thấp bạn trước mặt người khác.

Tham khảo:   Đây chính là 6 lý do khiến công ty bạn mãi vẫn không tuyển được người tài

Sự nguy hiểm của việc nói xấu sau lưng người khác

Nói xấu sau lưng người khác là một thói quen cực kỳ nguy hiểm. Nếu không kiên quyết loại bỏ thói quen tiêu cực này, nhiều khả năng nó sẽ biến bạn trở thành một người xấu và hủy hoại danh tiếng của bạn. Nói xấu sau lưng

1. Hủy hoại lòng tin

Lòng tin là nền móng cơ bản cho mọi mối quan hệ. Sự tin tưởng lẫn nhau sẽ giúp ta hiểu nhau hơn, tình cảm được siết chặt hơn và lúc đó sẵn sàng chia sẻ với nhau mọi thứ. Khi một trong hai người nói xấu người khác, lòng tin cũng sẽ bắt đầu lỏng lẻo dần. Sớm hay muộn, tình cảm cũng rạn nứt và sẽ chẳng có ai vui vẻ gì.

2. Biến chúng ta trở thành người đố kỵ

Nói xấu người khác một khi đã trở thành thói quen sẽ ngày càng làm tính đố kỵ trong lòng của chúng ta tăng lên, khiến tâm hồn của chúng ta trở nên đen tối và khó có thể suy nghĩ một cách tích cực. Nếu không công nhận sự nỗ lực và tài năng của người khác, sẽ có một ngày chẳng ai công nhận khả năng của bạn và bạn có thể sẽ rơi vào thế cô lập, dù cho bạn có giỏi giang đến thế nào đi chăng nữa.

 

Một nghiên cứu năm 2011 xuất bản trên tạp chí European Journal of Social Psychology nhận thấy rằng mọi người sẽ ít được yêu quý và tin tưởng hơn khi họ buôn chuyện về những người khác.

3. Giảm năng suất, hiệu quả công việc

Nói xấu đồng nghiệp sẽ làm tăng mâu thuẫn, chia rẽ mọi người trong văn phòng, dẫn tới việc làm nhụt ý chí của mọi người và năng suất làm việc từ đó cũng giảm sút. Khi dành nhiều thời gian nghĩ về người khác, bạn sẽ bị phân tán ý chí, giảm lượng ý chí dành cho công việc và không làm được thứ gì trọn vẹn cả. : Đây chính là 7 sai lầm phổ biến ngăn bạn đạt được mục tiêu cuộc đời

4. Về lâu dài, mọi người sẽ ghét bạn

Chẳng có gì tồi tệ hơn khi mọi thứ được phơi bày ra trước ánh sáng, mọi người sẽ nhận ra rằng bạn chỉ là kẻ buôn chuyện, thích nói xấu sau lưng và hạ thấp người khác. Chẳng ai thích làm bạn với một người như vậy cả.

Vậy làm gì để loại bỏ thói quen thích nói xấu sau lưng người khác?

1. Đưa ra lời nhận xét trực tiếp và lịch sự

Nếu bạn muốn góp ý hay bình luận về những gì mà người khác làm, hãy dũng cảm nói thẳng trước mặt họ. Thiết lập cuộc hẹn, gọi điện thoại hoặc gửi email và trình bày những gì bạn muốn nói. Sau khi thực hiện điều này, tuyệt đối không buôn chuyện với những người khác. Hãy nhớ chỉ tiết lộ câu chuyện với những người liên quan mà chịu trách nhiệm hoặc sẽ cùng giải quyết vấn đề mà thôi.

Tham khảo:   Những cách đơn giản để duy trì suy nghĩ tích cực về cuộc sống

2. Luyện tập thói quen khen ngợi mọi người

Nếu trước đây bạn thường xuyên chê bai người khác, ít khi khen ai và bây giờ muốn thay đổi thì hãy bắt đầu khen ngợi thật nhiều, một cách chân thành và đúng sự thật. Hãy biến nó thành một thói quen hàng ngày.

3. Hạn chế tham gia các nhóm buôn chuyện

Nếu muốn từ bỏ một điều gì đó, hãy chắc chắn bạn đã loại bỏ mọi thứ liên quan đến nó. Chẳng hạn, muốn chấm dứt việc ăn đồ ăn vặt thì đừng mua đồ ăn vặt về nhà hay đến các quán bán đồ ăn nhanh nữa. Nếu còn tiếp xúc với bất cứ tác nhân nào có liên quan thì khả năng bạn bị “nhiễm” lại là rất lớn. Trong trường hợp này, nếu muốn từ bỏ thói quen nói xấu, chỉ trích sau lưng người khác, hãy hạn chế trò chuyện với những người thích buôn chuyện, ngoại trừ lý do công việc. Thay vì gặp mặt, bạn có thể gửi email hoặc bàn giao công việc qua các ứng dụng làm việc nhóm, quản lý dự án. Lâu dần bạn sẽ thấy được những thay đổi hết sức tích cực. Nói xấu sau lưng người khác sẽ hủy hoại mối quan hệ, danh tiếng và sự nghiệp của bạn. Vậy nên, hãy chấm dứt ngay thói quen xấu đó từ hôm nay để giữ gìn những gì mà bạn đang có. : Hạnh phúc chân chính không phải ở người khác mà ở chính bản thân chúng ta! Chúc các bạn vui vẻ!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo