37. Kinh nghiệm việc làm

11 dấu hiệu cho bạn biết người ấy đang cố che giấu cảm xúc của mình

Nhiều người trong chúng ta thường không sống thật với cảm xúc của mình, họ cố gắng che giấu đi những cảm xúc vốn có của bản thân, đặc biệt là khi buồn.

Theo nhà tâm lý học lâm sàng Leon F.Seltzer cho rằng, con người chúng ta có rất nhiều lý do để cố gắng tìm cách che giấu cảm xúc của mình. Có thể là những tổn thương về mặt cảm xúc xuất phát từ những việc tiêu cực trong cuộc sống hằng ngày.

Dấu hiệu che giấu cảm xúc

Hầu hết những người đang cố gắng che giấu cảm xúc thực của mình, thường có một điểm chung đó là sợ hãi, họ sợ rằng sẽ có một ai đó sẽ phát hiện ra cảm xúc thật trong con người họ.

Những cảm xúc bị kìm nén có thể quay lại bất cứ lúc nào, đặc biệt chúng sẽ thể hiện qua hành động. Dưới đây là 11 biểu hiện thường thấy mỗi khi chúng ta muốn che giấu cảm xúc của mình.

1. Quan tâm nhiều hơn đến người khác

Dấu hiệu che giấu cảm xúc

Điều này nghe có vẻ tốt. Thế nhưng, thực tế thì không phải vậy, khi con người ta cảm thấy buồn hoặc chán nản, thường dễ dàng cảm thông với những vấn đề của người khác đang gặp phải. Thế nhưng, điều này lại có thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản hơn.

2. Biến mất khỏi cuộc sống của những người thân

Khi gặp phải những vấn đề tồi tệ, nhiều người thường chọn cách trốn tránh mọi người, đặc biệt là người thân trong gia đình và bạn bè trong một khoảng thời gian nhất định để mình có được khoảng không gian riêng.

Điều này xảy ra khi chúng ta muốn đối diện với cảm xúc của chính mình trước khi sẵn sàng thể hiện nó ra ngoài.

3. Luôn tỏ ra mình là người bận rộn

Dấu hiệu che giấu cảm xúc

Một ví dụ thực tế cho thấy, những người khi thất tình thường cố gắng lao vào công việc như một con thiêu thân để không có thời gian suy nghĩ đến người con trai đấy nữa. Khi không có thời gian riêng tư cho bản thân, bạn có thể quên đi được những nỗi đau tinh thần mà bạn đang phải trải qua.

Tham khảo:   11 đặc điểm của những người có lối tư duy thông minh

4. Luôn nói rằng “tôi ổn”

Khi cảm xúc bị kìm nén càng nhiều thì câu nói này lại càng được sử dụng. Chúng ta sử dụng câu nói này để khẳng định với mọi người, tránh những sự “soi mói” của người khác làm bạn càng cảm thấy tổn thương hơn.

Khi bạn luôn giả vờ nói ổn, bạn sẽ không cố gắng tìm cách thay đổi tình hình thật sự của mình.

5. Phát sinh những kiểu lo lắng mới

Dấu hiệu che giấu cảm xúc

 

Theo bác sĩ trị liệu Backi Hein cho hay “con người chúng ta thường cố gắng kìm nén những cảm xúc khó chịu như nỗi buồn, sự tức giận hay tổn thương. Đối với người trưởng thành, khi một trong những cảm xúc trên bộc lộ ra ngoài, thì tất cả những cảm xúc tiêu cực còn lại sẽ bùng nổ theo. Do đó, sự sợ hãi ngày càng tăng”.

Những cảm xúc khi cố gằng kìm nén, chúng sẽ tạo thành những lo lắng mới mà bạn chưa từng biết. Lúc này bạn sẽ cảm thấy mình ngại ra khỏi nhà và sợ giao tiếp với những người xung quanh.

6. Tự tạo ra những cảm xúc giả

Để che giấu cảm xúc thực của mình, nhiều người thường cố tỏ ra vui vẻ, hài hước trước mặt mọi người. Điều này nghe có vẻ tích cực, nhưng thực ra khi con người sống với cảm xúc giả tạo quá lâu, thiếu sự lạc quan thực sự thì bạn sẽ làm cho cảm xúc mình ngày càng tồi tệ thêm mà thôi.

Tham khảo:   Đây chính là sự khác biệt giữa người sống tích cực và tiêu cực

7. Luôn kiểm soát cảm xúc

Dấu hiệu che giấu cảm xúc

Nhiều người thường cố kìm chế cảm xúc bản thân, cho những cảm xúc của mình vào khuôn khổ, không được phép ngẫu hứng ra bên ngoài để tránh bị người khác phát hiện ra những cảm xúc mình đang cố giấu.

Những người này thường rất ít khi suy nghĩ về những cảm xúc thật của mình. Lúc nào cũng vạch rõ những yêu cầu cho bản thân để thực hiện, tránh xảy ra những chuyện ngoài ý muốn.

8. Tìm kiếm nhiều mối quan hệ mới

Tìm kiếm thêm những người bạn mới là cách mà những người che giấu cảm xúc thường làm. Bởi những người này thường chưa biết gì về bạn và lúc này bạn có thể dễ dàng khiến bản thân bộc lộ con người thật.

9. Thấy tất cả mọi thứ như trò đùa

Dấu hiệu che giấu cảm xúc

Ngay cả khi tâm trạng bạn đang vô cùng tồi tệ thì bạn vẫn phải cố gắng vui vẻ, cười nói với mọi người xung quanh để xua đuổi và tránh đối diện với những cảm xúc thật trong lòng mình.

 

Đây là một cách mà họ tạo nên một lá chắn phòng vệ với những người xung quanh.

10. Tạo ra vẻ ngoài gai góc hơn

Những người muốn che giấu cảm xúc thường cố tỏ ra mình thật mạnh mẽ, lạnh lùng và chẳng mấy thân thiện để mọi người xung quanh phải tránh xa. Bạn “diễn” như thể “ta đây không sợ bất cứ điều gì”, dù bên trong đang bị tổn thương sâu sắc.

11. Khóa mọi cảm xúc, kể cả những cảm xúc tích cực

Dấu hiệu che giấu cảm xúc

Khi bạn kìm nén những cảm xúc như buồn bã, đau khổ, bạn vô tình kìm nén luôn cả những cảm xúc khác như vui vẻ hay ngạc nhiên. Càng kìm nén lâu thì bạn càng mệt mỏi. Trớ trêu thay, khi càng trốn tránh, bạn càng cảm nhận rõ những rắc rối của mình.

Tham khảo:   Cách nhận biết pin dự phòng Xiaomi chính hãng và nhái

Nếu từng có những biểu hiện kể trên, bạn cần phải xét lại xem việc che giấu cảm xúc đã ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của mình.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo