37. Kinh nghiệm việc làm

15 kiểu đồng nghiệp vô cùng nguy hiểm cần tránh xa

Geoffrey James – tác giả của bài viết “15 Toxic Coworkers (and How to Cope With Them)” (tạm dịch: 15 kiểu đồng nghiệp “độc hại” và cách để đối phó) đăng trên trang Inc.com nhấn mạnh rằng trước đây danh sách này chỉ có 10 nhưng từ sau khi thị trường lao động xuất hiện sự gia nhập của thế hệ millennials (những người được sinh ra trong khoảng từ năm 1980 đến 2000) thì ông đã phát hiện ra tổng hợp của mình còn thiếu 5 kiểu người nữa!

Dưới đây là danh sách gồm 15 kiểu đồng nghiệp vô cùng nguy hiểm mà ông cảnh tỉnh các nhân viên văn phòng “kiểu mẫu” nên tránh xa. Đồng thời, James cũng cung cấp một vài bí quyết đối phó để bạn đọc tham khảo.

1. The Undecider (Kiểu người lưỡng lự)

The Undecider

“The Undecider” là những người phải mất vài ngày để ra quyết định, và không lâu sau đó lại tiếp tục chỉnh sửa, thay đổi. Cứ như vậy cho đến khi sự việc không được giải quyết và sếp buộc anh ta phải chịu trách nhiệm cho hành động thiếu dứt khoát của mình thì “The Undecider” bắt đầu phẫn nộ và thoái thác rằng: “Đó không phải lỗi của tôi!”.

Cách đối phó: Thiết lập một deadline buộc họ phải ra quyết định cuối cùng và nếu như không có một câu trả lời dứt khoát thì công việc sẽ vẫn tiếp diễn theo ý kiến đám đông. Đồng thời, từ chối xem xét bất cứ một sự sửa đổi nào khác.

2. The Ultra-Competitor (Kiểu người thích cạnh tranh một cách cực đoan)

The Undecider

Bất kể tình huống như thế nào, bất kể ai là người sẽ bị tổn thương, “The Ultra-Competitor” không bao giờ bỏ qua cho tới khi anh ta được công nhận là người chiến thắng. Điều quan trọng hơn, họ phải làm cho ai đó chấp nhận thất bại.

Cách đối phó: Làm cho anh ta tập trung vào việc giúp cả đội chiến thắng bằng cách đưa ra các phần thưởng dựa trên thành thích mà Team đạt được chứ không phải là dựa trên thành tích cá nhân.

3. The Idea Man (Kiểu người luôn đưa ra ý kiến)

The Undecider

 

“The Idea Man” có vô số ý tưởng. Tuy nhiên, điều khó chịu nhất là tất cả các ý kiến đều được đưa ra không đúng thời điểm và khi dự án đang được triển khai thì nhân vật này lại khiến cả Team bị phân tán bởi một “big idea” khác.

Cách đối phó: Kiên nhẫn giải thích cho anh ta hiểu rằng những ý kiến hay thì rất nhiều nhưng chúng hoàn toàn vô nghĩa nếu như không ai có thể thực hiện chúng. Dần dần, khiến “The Idea Man” phải chấm dứt hẳn thói quen “cải tiến” và tập trung vào làm việc một cách hiệu quả.

Một cảnh báo là bạn nên giám sát nhân viên này bởi vì có thể anh ta sẽ tự ý thực hiện các ý tưởng của mình khi không được người khác ủng hộ.

4. The Drama Queen (“Nữ hoàng của các vở kịch”)

The Undecider

Đặc điểm của kiểu đồng nghiệp này là luôn biến mọi tình huống trở thành những sự việc tồi tệ, mặc dù về bản chất, chúng chưa đến mức quá nghiêm trọng. Ở cạnh “The Drama Queen” sẽ khiến bạn bị cạn kiệt năng lượng, bi quan và tiêu cực.

Cách đối phó: Thiết lập một “hàng rào” hành vi – bao gồm các nguyên tắc mà bạn yêu cầu họ phải tuân thủ. Nếu vẫn tiếp tục gây trở ngại và làm nhụt chí của các đồng nghiệp khác thì hãy kiên quyết không để thành viên này tham gia các cuộc họp.

5. The Security Risk (Người không thể tin tưởng)

The Undecider

 

Cho dù không biết bao nhiêu lần bạn đã cảnh báo thì “The Security Risk” vẫn cài đặt các chương trình không rõ nguồn gốc, mở các file đính kèm trên email và sử dụng các mật khẩu dễ đoán cho mọi tài khoản trực tuyến. Kết quả, nhân viên này liên tục là mục tiêu của các hacker, virus và mọi thông tin bạn chuyển đến họ đều có nguy cơ rất cao bị đánh cắp bởi người khác. Gần như, bạn chẳng thể nào tin tưởng họ được nữa.

Tham khảo:   Muốn đánh giá cách một con người, bạn có thể nhìn qua cách họ ăn uống

Cách đối phó: Trong khi không hề có “thuốc đặc trị” cho sự ngu ngốc của “The Security Risk” thì bạn có thể giới hạn rủi ro bằng cách đề xuất cấp trên để nhân viên này sử dụng máy Mac. Đồng thời, yêu cầu “The Security Risk” phải đảm bảo thực hiện các quy tắc về bảo mật thông tin, nếu không thì họ sẽ chẳng bao giờ nhận được bất cứ một tài liệu quan trọng nào nữa.

6. The Iconoclast (Kẻ chuyên phá luật)

The Undecider

“Người phá luật” luôn có các phản ứng tiêu cực trước yêu cầu của cấp trên và các quy tắc thuộc về chuẩn mực xã hội. Anh chàng này luôn nhỡ deadline chỉ để chứng minh rằng “tôi không có thói quen tuân theo những mệnh lệnh của người khác” và đưa ra các nguyên nhân mà không thực sự hiểu được những hậu quả do chính hành động của mình gây ra.

Cách đối phó: Tốt nhất là hãy giao cho anh ta một công việc phù hợp mà có thể phát huy được tính cách này. Điều rất bất ngờ là “The Iconoclast’ thường đảm nhận tốt với vai trò là Customer Advocate – người mà nhiệm vụ của họ là bảo vệ quyền lợi của khách hàng như đưa ra lời khuyên, thử nghiệm sản phẩm hay cố gắng đổi mới các quy tắc nhằm thúc đẩy doanh thu bán hàng.

7. The Droner (Kẻ thao thao bất tuyệt)

The Undecider

Anh ta luôn sẵn sàng dành cho bạn một “bài thuyết trình” miễn phí, và đó thường là bài mà bạn đã từng nghe họ nói rất nhiều lần. Họ nói liên hồi, hết cái này sang cái kia. Bản báo cáo đầy rẫy các gạch đầu dòng và khi đến lượt trình bày, học đọc hết từng cái một mà không hề quan tâm tới phản ứng của các “khán giả bất đắc dĩ”.

 

Cách đối phó: Nếu phải gặp họ để trao đổi công việc, hãy chuẩn bị sẵn một lịch trình bao gồm thời gian giới hạn cho các vấn đề cần trình bày, xác định rõ mục tiêu buổi thảo luận và nếu cần, hãy thiết lập một vài quy tắc. Sau đó, gửi lịch trình này cho “The Droner” để họ biết rõ những giới hạn. Ngoài ra, yêu cầu không sử dụng Powerpoint cũng là cách hay để tránh phải nghe quá nhiều thứ không cần thiết.

8. The Social (Network) Butterfly (Những chú bướm trên mạng xã hội)

The Undecider

Đây là kiểu đồng nghiệp rất trung thành với mạng xã hội, “nghiện” một cách điên cuồng và còn khẳng định rằng anh ta sẽ làm việc năng suất hơn nếu được “online” cả ngày để xây dựng các mối quan hệ với khách hàng thay vì phải gặp mặt trực tiếp. Thực tế, “The Social Butterfly” chỉ lợi dụng điều này để lướt News Feed, chát chít, tán gẫu và xem các thông tin không liên quan. Năng suất làm việc vô cùng thấp!

Cách đối phó: Đặt ra các mục tiêu đo lường được cho nhân viên này, chẳng hạn như một chỉ tiêu doanh thu cụ thể hàng tháng hay giới hạn thời gian được truy cập mạng xã hội.

9. The Volcano (“Một ngọn núi lửa chỉ chực chờ được phun trào”)

The Undecider

Kiểu đồng nghiệp này giống như một ngọn núi lửa đang hoạt động – luôn sẵn sàng phun trào bất cứ khi nào có thể và rất khó dự đoán. Mỗi khi công việc không hoàn thành hay dự án gặp trục trặc, “The Vocalno” bắt đầu quát lên khi nghe điện thoại, lớn tiếng trong các cuộc họp và hét to vào mặt nhau ngay cả khi đối phương đang ngồi ngay bên cạnh.

Tham khảo:   Larry Page, Sergey Brin và 3 nguyên tắc của những doanh nhân đích thực

Mặc dù, cuối cùng thì “The Vocalno” cũng nhận ra sai lầm trong cách cư xử của mình và xin lỗi nhưng việc không thể kiểm soát cảm xúc rõ ràng cũng là mối họa vô cùng lớn cho tất cả các đồng nghiệp khác.

Cách đối phó: Tránh xa nhân viên này nếu thấy có dấu hiệu “núi lửa sắp phun trào”. Trong trường hợp cần thảo luận công việc với họ, hãy chờ cho đến khi họ “hạ hỏa” rồi mới tiếp tục. Nếu tình hình không bớt căng thẳng, bạn buộc phải nhờ sự can thiệp của một đồng nghiệp thứ ba hoặc quản lý.

10. The Procrastinator (Người trì hoãn)

The Undecider

Nói có với tất cả các dự án nhưng sau đó, lại chây ì. Khi gần đến deadline, anh ta đột nhiên biến mất, ngay cả trao đổi qua email cũng không hề có phản hồi và bất cứ một nhiệm vụ nào được giao, “The Procrastinator” đều phải mất rất nhiều thời gian để có thể hoàn thành.

Điều khó chịu hơn là khi dự án đã kết thúc, người trì hoãn thường dành cho mình một kỳ nghỉ ngắn với lời ngụy biện rằng “để hồi phục tinh thần sau một giai đoạn làm việc căng thẳng”!

Cách đối phó: Trong trường hợp này thì giải pháp khả thi là chia công việc thành các nhiệm vụ nhỏ và yêu cầu họ phải hoàn thành đúng hạn. Đồng thời, thiết lập các hình thức kỷ luật hoặc phạt tương ứng nếu như họ tiếp tục chây ì.

 

11. The “No Way!” Man (“Người quan liêu”)

The Undecider

Nhiệm vụ của anh chàng này là đảm bảo công ty không bao giờ đối mặt với rủi ro, thường sẽ là luật sư của cả tập đoàn, trưởng phòng nhân sự hay giám đốc tài chính (CFO). “The “No Way!” Man” luôn trung thành với thủ tục giấy tờ và các quy định khác mà họ cho rằng có vẻ an toàn. Tuy nhiên, đây lại là những quy trình tẻ nhạt, dư thừa và không cần thiết, hơn thế nữa, còn góp phần khiến công ty chậm thay đổi và không thể tối ưu hóa hiệu quả trong bất cứ nhiệm vụ nào cả.

Cách đối phó: Cho dù họ là một chuyên gia về chuyên môn thì bạn cũng nên coi họ là những nhà tư vấn chứ không phải là người đóng vai trò hoạch định. Cho phép họ đánh giá rủi ro, trình bày quan điểm nhưng chắc chắn, bạn là người ra quyết định cuối cùng.

12. The Detailer (Người quá tỉ mẫn, chi tiết)

The Undecider

“The Detailer” luôn khiến cả nhóm mất nhiều thời gian, phân tán, không nhìn thấy bức tranh toàn cảnh và khó đưa ra quyết định cuối cùng do nhân vật này thường xuyên “soi” từng chi tiết nhỏ. Thói quen quá tỉ mỉ của họ đáng lẽ ra trở thành điểm mạnh cuối cùng lại khiến mọi người khó chịu và giảm hiệu quả công việc.

Cách đối phó: Đừng bao giờ để The Detailer làm trưởng nhóm hay nhân vật trung tâm của các buổi thảo luận/cuộc họp. Bạn có thể tham khảo ý kiến của họ để nhìn nhận vấn đề rõ ràng hơn nhưng hướng sự tập trung vào toàn bộ tình huống.

13. The Creative Genius (“Thiên tài sáng tạo”)

The Undecider

“The Creative Genius” được xem là “thiên tài sáng tạo”, là huyền thoại trong tâm trí của anh ta và bạn cũng hiểu được điều đó. Anh ta luôn nói về những điều tuyệt vời mà đã làm được trong quá khứ và kể lể về các kế hoạch trong tương lai của mình theo cách cũng ấn tượng không kém. Tuy nhiên, hiếm khi nhân vật này làm được điều gì thực sự tốt cả.

Cách đối phó: Thể hiện sự khâm phục của bạn trước tài năng của họ nhưng không ủng hộ cho việc phô diễn một cách thái quá như vậy. Sau đó, hãy chia công việc thành các phần nhỏ và yêu cầu “The Creative Genius” làm việc hết sức mình để có được kết quả tốt nhất.

Tham khảo:   10 hành động mang phong cách cổ điển giúp bạn trở nên tuyệt vời hơn

14. The Panic Button (Người hoảng loạn)

The Undecider

Một vài người thực sự tỏa sáng khi có biến cố. Số khác thì ngược lại. Họ chính là “The panic Button” – vô cùng hoảng loạn khi có bất kỳ một tin xấu nào xảy ra. Họ chạy khắp phòng, nhốn nháo, mất bình tĩnh, cảm tưởng như ngày tận thế sắp đến, khiến tất cả các đồng nghiệp trong phòng vô cùng khó chịu.

 

Điều trớ trêu hơn là trong những ngày như vậy, họ thường đưa ra những kết luận vô cùng sắc bén về vấn đề trong khi những ngày “bình thường” thì chẳng có một ý kiến nào khả thi cả.

Cách đối phó: Tốt nhất là đưa cho họ một cốc café (đã được khử caffein) trước khi nói ra tin xấu. Đồng thời, lựa chọn thời điểm thật phù hợp (thường là cuối ngày hoặc cuối tuần), nếu không họ sẽ khiến cho cả phòng không thể nào làm việc được.

15. The Psychic Vampire (Ma cà rồng hút “tinh thần)

The Undecider

“The Psychic Vampire” luôn tỏ ra thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ mọi người hiểu rõ chuyện gì đang xảy ra và giải thích rằng những chuyện buồn là không thể tránh được. Anh chàng này “tốt bụng” tới mức mà tất cả mọi người khi ra khỏi phòng đều có chung một trạng thái là cảm thấy kiệt sức.

Nếu tìm kiếm trên Google với từ khóa “The Psychic Vampire”, bạn sẽ nhận được rất nhiều kết quả, từ định nghĩa cho tới cách để đối phó với kiểu người này. Đây còn được biết đến như là “những con ma cà rồng hút năng lượng” – chưa chín chắn về mặt cảm xúc, đồng thời luôn cố gắng làm cạn kiệt năng lượng và thời gian của những người xung quanh. Họ thiếu sự đồng cảm, chỉ quan tâm đến bản thân, yêu mình thái quá, luôn chứng tỏ là người hiểu biết, nói rất nhiều về cảm xúc và trải nghiệm cá nhân mà không để cho người khác có cơ hội được lên tiếng….

Cách đối phó: Hãy tránh xa người này, tìm việc khác nếu cảm thấy môi trường làm việc quá ngột ngạt hoặc đề xuất ông chủ buộc họ thôi việc.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo