28. Quản Trị Marketing

4P Trong Marketing Mix Là Gì? Như Thế Nào Là Chiến Lược Marketing 4P Thành Công?

Khái niệm 4P trong Marketing là gì? Đối với những bạn đã học hoặc đang làm về marketing thì chắc hẳn không còn quá xa lạ. Tuy nhiên với các bạn mới hoặc đang tìm hiểu về marketing thì chắc chắn là một điều gì đó mới mẻ.

Cùng Masterskills tìm hiểu chi tiết hơn về 4P trong marketing và cách thực hiện kế hoạch Marketing Mix 4Ps thành công.

Marketing mix là gì?

Marketing Mix hay còn gọi marketing hỗn hợp là việc doanh nghiệp sử dụng kết hợp các công cụ marketing để đạt được mục tiêu của mình. 

Marketing Mix còn được quen thuộc với khái niệm Marketing Mix 4Ps bao gồm Product, Price, Place và Promotion.

4P trong Marketing

4 chữ P trong marketing bao gồm Product, Price, Place, Promotion. Với mỗi chữ P đều mang vai trò quan trọng trong kế hoạch marketing của bất kỳ doanh nghiệp.

Product

Product (sản phẩm) trong marketing trả lời cho việc doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm/dịch vụ gì để làm hài lòng nhu cầu của khách hàng.

Một vài điểm khi thiết kế sản phẩm mà bạn cần quan tâm bao gồm:

  • Sản xuất theo đơn đặt hàng tùy nhu cầu của khách hàng hoặc sản xuất hàng loạt các sản phẩm giống nhau cho mọi khách hàng.
  • Thể loại sản phẩm: hàng tiện lợi, hàng mua sắm, hàng hóa đặc biệt, hàng hóa thụ động.
  • Sản phẩm mới hay sản phẩm đã tồn tại trên thị trường. Nếu đó là sản phẩm mới thì bạn cần phải giáo dục thị trường, khơi gợi nhu cầu của khách hàng. Còn nếu bạn đang tạo ra bản cải tiến cho sản phẩm, bạn cần cho thấy điểm tốt hơn của sản phẩm so với đối thủ.
  • Kiểm tra sản phẩm. Hãy đảm việc sản phẩm tung ra thị trường không mắc bất kỳ lỗi nào, phù hợp với nhu cầu, mong muốn của khách hàng. 

Price

Price hay giá bán của sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu tới khách hàng. Giá bán ảnh hưởng rất lớn tới số lượng bán và sức cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường.

Giá bán của sản phẩm có thể được xác định dựa trên: chi phí của sản phẩm (chi phí sản xuất, chi phí marketing, và một số chi phí khác); giá bán của đối thủ cạnh tranh; định giá theo cảm nhận của khách hàng.

Một vài câu hỏi quan trọng dưới đây sẽ giúp bạn xác định mức giá bán cho sản phẩm của mình như:

  • Giá trị mà sản phẩm cung cấp tới khách hàng là gì?
  • Giá bán của thương hiệu có cao hơn hay thấp hơn đối thủ hay không?
  • Phương thức thanh toán cho sản phẩm như thế nào?
  • Có nên giảm giá cho một phân khúc khách hàng xác định không?

Place

Place hay kênh phân phối, yếu tố này ảnh hưởng tới việc khách hàng sẽ tìm thấy sản phẩm của bạn ở đâu.

Một chiến lược kênh phân phối hiệu quả khi khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy và mua sản phẩm của thương hiệu.

Kênh phân phối là nơi mà bạn sẽ bán sản phẩm của mình, có thể là: bán trực tiếp cho khách hàng tại cửa hàng của thương hiệu, bán hàng thông qua nhà phân phối, bán hàng qua internet, v.v. 

Việc kênh phân phối có đảm bảo rằng khách hàng thuận tiện mua hàng là yêu cầu rất quan trọng với mỗi marketer.

Tham khảo:   Data Storytelling Là Gì? Trực Quan Hoá Dữ Liệu Một Cách Hấp Dẫn 

Quản trị kênh phân phối liên quan đến hoạt động quản lý 10 dòng chảy trong kênh bao gồm:

  1. Dòng thông tin
  2. Dòng tài chính
  3. Dòng xúc tiến
  4. Dòng phân phối
  5. Dòng đàm phán
  6. Dòng thanh toán
  7. Dòng thanh toán
  8. Dòng chuyển quyền sở hữu
  9. Dòng san sẻ rủi ro
  10. Dòng thu hồi bao gói.

Một hệ thống kênh phân phối hoạt động hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp duy trì và gia tăng thị phần của mình.

Promotion

Promotion là hình thức quảng bá sản phẩm đến công chúng mục tiêu. Chữ P thứ tư này trong kế hoạch marketing ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của doanh nghiệp.

Trước khi khách hàng mua sản phẩm bạn, chắc chắn họ phải biết về sản phẩm của bạn, tin tưởng rằng sản phẩm sẽ đáp ứng nhu cầu của họ. Để làm được điều này, chữ P – Promotion có vai trò vô cùng quan trọng.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 6 công cụ dưới đây hoặc có thể tích hợp 6 công cụ với nhau để mang lại hiệu quả truyền thông tốt nhất.

  • Bán hàng cá nhân
  • Xúc tiến bán
  • Marketing tương tác
  • Marketing trực tiếp
  • Quảng cáo
  • Quan hệ công chúng
4P là mô hình rất phổ biến trong Marketing
4P là mô hình rất phổ biến trong Marketing

Ý nghĩa của chiến lược 4P trong Marketing

Ý nghĩa của 4 chữ P trong Marketing như thế nào, cùng Masterskills tìm hiểu nhé.

Tạo ra sản phẩm mới, chất lượng

Chiến lược Marketing mix 4P đạt hiệu quả, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ càng thị trường, nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Nâng cao giá trị thương hiệu

Chiến lược marketing 4P giúp sản phẩm và thương hiệu phổ biến trên thị trường, duy trì mối quan hệ và gia tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Điều này không chỉ góp phần nâng cao giá trị, uy tín của thương hiệu mà còn giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh và trở thành lợi thế cạnh tranh của thương hiệu.

Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

Mức độ cạnh trên thị trường ngày càng cạnh tranh trong tất cả các lĩnh vực, do đó các doanh nghiệp cần không ngừng sáng tạo, nâng cao giá trị cung cấp đến khách hàng.

Chiến lược marketing mix sẽ giúp thương hiệu hiện thực điều này một cách hiệu quả.

Gia tăng lợi ích của người tiêu dùng

Bằng việc thực hiện chiến lược Marketing 4Ps, người tiêu dùng sẽ nhận được nhiều lợi ích từ sản phẩm, giá bán, sự thuận tiện trong việc mua hàng, thông tin hữu ích, v.v.

Ưu nhược điểm của 4P trong Marketing

Ưu điểm và hạn chế của chiến lược Marketing Mix – 4P là gì?

Ưu điểm

Các ưu điểm của 4 P Marketing bao gồm:

  • Dễ dàng tương tác với khách hàng
  • Dễ dàng đo lường các thông số
  • Tiếp cận công chúng mục tiêu dễ dàng hơn

Nhược điểm

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng 4P của Marketing hỗn hợp cũng có một số hạn chế như:

  • Dễ tạo cảm giác phiền nhiễu cho công chúng
  • Dễ bị bỏ qua 
  • Mức độ cạnh tranh khốc liệt
4P giúp đo lường các thông số dễ dàng hơn
4P giúp đo lường các thông số dễ dàng hơn

6 Bước phát triển 4P trong Marketing Mix

Tham khảo 6 bước phát triển 4P trong chiến lược marketing mix để giúp thương hiệu thuận lợi đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Tham khảo:   Top 7 Công Cụ Digital Marketing Phổ Biến Nhất

Xác định điểm bán hàng độc đáo của thương hiệu

Thuật ngữ điểm bán hàng độc đáo hay còn được biết đến là Unique Selling Point (USP) là những giá trị mà chỉ doanh nghiệp của bạn sở hữu.

USP của sản phẩm hay thương hiệu đây là điểm nổi bật của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Do đó, doanh nghiệp cần tập trung vào các đặc điểm này để tiếp cận, thu hút khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp.

Thấu hiểu khách hàng

Với bất kỳ chiến lược marketing nào cũng vậy, việc thấu hiểu khách hàng vô cùng quan trọng. Bởi điều này sẽ giúp doanh nghiệp biết được nhu cầu, hành vi hay các đặc điểm của khách hàng hiện tại như thế nào?

Qua đó, doanh nghiệp có thể dễ dễ dàng hoạch định hướng tiếp cận khách hàng sao cho phù hợp nhất.

Tìm hiểu đối thủ

Mức độ cạnh tranh trên thị trường là rất lớn, chỉ cần lơ là một phút cũng khiến các doanh nghiệp đánh mất thị phần, cơ hội kinh doanh của mình. Do đó, việc tìm hiểu đối thủ nói chung là điều mà các doanh nghiệp nên thực hiện.

Trong marketing, doanh nghiệp nên theo sát các hoạt động marketing của đối thủ có gì mới hay không, ưu điểm chiến lược marketing là gì để có thể học hỏi, hạn chế của chiến lược marketing là gì để có thể rút kinh nghiệm, v.v. 

Việc phân tích đối thủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các quyết định marketing của doanh nghiệp.

Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng

Tại bước này, người làm marketing cần xác định nơi mà khách hàng sẽ mua sản phẩm, kênh mạng xã hội đang dùng.

Việc lựa chọn kênh phân phối và cách thức marketing cần được cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, và đảm bảo hiệu quả hoạt động.

Phát triển chiến lược truyền thông (Promotion)

Bằng việc tìm hiểu kỹ càng thông tin về công chúng mục tiêu, doanh nghiệp có thể dễ dàng lập kế hoạch truyền thông phù hợp dựa trên các đặc điểm, insights hay painpoints của công chúng. 

Kết hợp các yếu tố và kiểm tra tổng thể

4 chữ P trong marketing đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, việc kết hợp chúng với nhau giúp tạo nên một chiến lược hiệu quả, thành công.

Chẳng hạn như, việc Promotion có giúp khách hàng nhận biết về USP của Product hay không?, hoặc giao diện của sản phẩm có giúp truyền tải thông tin tới khách hàng dễ dàng không, v.v.

Phân tích đối thủ có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến dịch Marketing
Phân tích đối thủ có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến dịch Marketing

Chiến lược Marketing 4Ps của McDonald

Cùng tìm hiểu chiến lược Marketing Mix 4Ps của thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng McDonald để hiểu rõ hơn về cách áp dụng 4P chiến lược marketing thực tế sẽ như thế nào.

Sản phẩm

McDonald’s cung cấp các sản phẩm đồ ăn nhanh bao gồm: hamburgers, gà rán, đồ ăn sáng, cà phê, v.v. Có thể thấy danh mục sản phẩm của thương hiệu rất đa dạng giúp thu hút nhiều khách hàng mục tiêu hơn, tạo ra lựa chọn hơn phù hợp với nhu cầu của họ. 

Hơn nữa, điều này còn giúp doanh nghiệp phân tán được rủi ro nhờ việc không phụ thuộc vào một phân khúc thị trường nhất định.

Tham khảo:   Target Audience Là Gì? Hé Lộ Bí Quyết Xác Định Công Chúng Mục Tiêu Hiệu Quả

Giá cả

Với mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận, McDonald’s sử dụng kết hợp các chiến lược giá bao gồm:

  • Định giá theo gói. Khi khách hàng mua các combo sản phẩm mức giá bán của sản phẩm sẽ ít hơn việc mua lẻ từng sản phẩm.
  • Định giá theo tâm lý. Ví dụ, thay vì sử dụng giá bán làm tròn 100.000đ, doanh nghiệp sử dụng chiến thuật định giá theo tâm lý với 99.000đ. Điều này thúc đẩy người mua ra quyết định nhanh hơn.

Phân phối

Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy các cửa hàng McDonald’s tại các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 

McDonald’s phân phối sản phẩm qua các kênh như: cửa hàng McDonald’s, Ki-ốt, ứng ụng mobile McDonald’s, các ứng dụng đặt đồ ăn. Có thể thấy, hệ thống kênh phân phối của thương hiệu tương đối rộng lớn.

Nguồn doanh thu lớn nhất được ghi nhận tại các cửa hàng của McDonald’s. 

Nhờ hệ thống kênh phân phối trải rộng giúp khách hàng có thể thuận lợi mua sản phẩm của thương hiệu. Bên cạnh đó, còn giúp gia tăng nhận biết và sức mạnh của thương hiệu.

Truyền thông

McDonald’s sử dụng kết hợp các công cụ như quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ công chúng, marketing tương tác, marketing trực tiếp để tiếp cận khách hàng và truyền thông đến họ về sản phẩm, thương hiệu của mình.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về 4P trong Marketing mà Masterskills muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có góc nhìn tổng quan về chiến lược marketing mix 4P trong doanh nghiệp và biết cách xây dựng kế hoạch marketing sử dụng 4P hiệu quả.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng để lại bình luận để được Masterskills giải đáp chi tiết nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo