Quản trị dự án

6 bước để ra quyết định hợp lý

Bạn đã bao giờ đưa ra quyết định về một chương trình hoặc dự án mà hóa ra lại là một quyết định không hề đúng đắn chưa? Với tư cách là người quản lý chương trình, chúng tôi không chỉ phải đưa ra các quyết định trong quá trình thực hiện dự án hoặc chương trình mà còn cần phải hướng dẫn các nhóm của mình đưa ra quyết định.

Đây là một framework giúp bạn đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và tiêu chí khách quan. Tôi đã nghe nói về mô hình RICIE trong một khóa học quản lý chiến lược và thấy rằng nó thực sự hữu ích để tiếp thu các bước cần thiết cho việc ra quyết định hợp lý. Ở đây tôi đang đề xuất mô hình RISCIE. RISCIE có 6 bước:

1. Nhận diện vấn đề/cơ hội

Trong giai đoạn này, hãy xác định cơ hội hoặc vấn đề mà bạn muốn giải quyết. Nếu đó là một vấn đề, xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Đừng nhầm lẫn các dấu hiệu với các vấn đề. 

Ví dụ: Các thành viên trong nhóm liên tục trễ thời hạn. Đây là một dấu hiệu do lập kế hoạch kém, yêu cầu không rõ ràng hoặc các thành viên trong nhóm thiếu kinh nghiệm.

2. Xác định các tiêu chí của giải pháp: 

Tham khảo:   Project Expediter (Người xúc tiến dự án)

Hầu hết thời gian, chúng ta chuyển sang các giải pháp thay vì xác định các tiêu chí của giải pháp. Để chọn giải pháp tốt nhất, hãy đưa ra danh sách các tiêu chí mà giải pháp đó phải đáp ứng. 

Ví dụ: Ưu tiên các tiêu chí: Giải pháp phải được triển khai trong 03 tháng để kịp ngày ra mắt hoặc phải có giá dưới một số tiền nhất định. ư

3. Khám phá giải pháp: 

Phân tích các giải pháp khả thi phù hợp với tiêu chí giải pháp. Đừng dừng lại chỉ với một giải pháp – hãy khám phá nhiều giải pháp.

4. Chọn một hướng hành động ưu tiên: 

Trong bước này, hãy đánh giá tất cả các giải pháp dựa trên từng tiêu chí đã được xác định trong [Bước 2]. Chọn giải pháp đáp ứng được hầu hết các tiêu chí. Nếu có nhiều giải pháp đáp ứng tất cả các tiêu chí, hãy đánh giá xem có khả năng thực hiện mô hình thử nghiệm nhanh hoặc bản thử của từng giải pháp hay không. Điều này sẽ phát hiện ra bất kỳ ưu/nhược điểm nào của các giải pháp đã bị bỏ qua trong [Bước 3].

5. Thực hiện hành động ưu tiên: 

Bước tiếp theo là thực hiện giải pháp đã chọn. Đảm bảo rằng bất kỳ tiêu chí nào của giải pháp được xác định từ đầu đều phải đang thực sự đáp ứng cho giải pháp đó.

Tham khảo:   5 xu hướng đột phá trong lĩnh vực quản lý dự án sẽ diễn ra từ 2021 và xa hơn thế nữa

6. Đánh giá kết quả và theo dõi khi cần thiết: 

Cuối cùng, đánh giá kết quả. Đảm bảo tất cả các KPI đang được đo lường và vận hành theo giải pháp. Thực hiện một buổi rút kinh nghiệm hoặc ghi nhớ lại để sử dụng chúng cho các quyết định tiếp theo.

Đảm bảo mọi thứ đều được ghi lại và tất cả các bên liên quan chính đều tham gia vào từng bước của quy trình này. Mặc dù quy trình này không đảm bảo kết quả thành công, nhưng nó đảm bảo rằng các quyết định của bạn dựa trên dữ liệu và tiêu chí khách quan. Đừng đo lường sự thành công của một quyết định dựa trên kết quả (outcome bias).

Nguồn: Sree Rao – projectmanagement.com

 

Xem  thêm

Các kỹ thuật ra quyết định hiệu quả

Sprint planning hiệu quả và những tips hữu ích

08 mẹo để quản lý chương trình thành công

Quản lý chương trình là gì?

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo