15. Quản Trị Digital Marketing

6 cách đơn giản để tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang đích

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp hoặc phụ trách truyền thông của một doanh nghiệp, rất có thể bạn đang tìm mọi cách để mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng và điều hướng mọi người biết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn nhiều hơn – thông qua các trang đích. Bằng cách cung cấp cho khách truy cập những ưu đãi hay khuyến mại đặc biệt, khách hàng sẽ dễ dàng chia sẻ thông đổi liên hệ. Do vậy, trang đích thường được sử dụng để giúp thương hiệu xây dựng cơ sở khách hàng của mình.

Hiện tại có một số loại trang đích phục vụ các mục đích rất khác nhau. Chẳng hạn như, trang đích thu thập thông tin khách hàng (lead-generation landing page) sẽ có chức năng thu thập thông tin liên hệ, để từ đó, thương hiệu có thể nuôi dưỡng, chuyển đổi khách truy cập qua các bản tin và khuyến mãi được gửi qua email. Trang đích trung gian chuyển đổi (click-through landing page) điều hướng khách hàng qua quảng cáo đến trang web và thực hiện hành động.

Mục đích quan trọng nhất của các trang đích là giúp doanh nghiệp của bạn tạo ra khách hàng tiềm năng, cuối cùng là tăng doanh thu bán hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp các trang đích không mang lại tỷ lệ chuyển đổi như mong muốn, hãy lưu ý 6 cách dưới đây:

Trang đích cần những dòng tiêu đề chạm cảm xúc khách hàng

Trang đích cần những dòng tiêu đề chạm cảm xúc khách hàng

1. Tiêu đề đánh trúng cảm xúc của khách hàng

Thông thường, khách hàng mua hàng dựa trên cảm tính thay vì lý tính. Hãy nghĩ về số lần bạn đã mua một món đồ mà không dùng tới, chỉ vì bạn “cảm thấy” cần nó.

Đảm bảo rằng tiêu đề trang đích ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề nhưng cũng đánh vào cảm xúc của khách hàng bằng cách sử dụng các từ gợi ý về sự an toàn, thân thuộc, hạnh phúc hoặc cảm giác hấp dẫn. Nếu muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi thông qua việc sử dụng cảm xúc ở các dòng tiêu đề và nội dung, hãy bán trải nghiệm chứ không phải sản phẩm cho khách hàng. Thông qua cách kể chuyện và lối viết thú vị, thương hiệu thực sự có thể thuyết phục khách hàng tiềm năng rằng sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp sẽ góp phần cải thiện cuộc sống của họ.

Tham khảo:   Xây dựng trải nghiệm khách hàng xuất sắc tạo uy tín Doanh nghiệp

2. Loại bỏ mọi rào cản

Khách truy cập có thể dễ dàng bị cuốn theo hình ảnh, video và văn bản trên các trang đích. Tuy nhiên, họ có thể không có đủ thời gian hoặc sự kiên nhẫn, chú ý để đọc kỹ mọi thứ. Do vậy, thay vì để quá nhiều thông tin vào trang, hãy đơn giản hóa nội dung trên trang bằng các lời kêu gọi hành động trực tiếp và các biểu mẫu thông tin đơn giản. Nếu chỉ cần tên và email của khách hàng để gửi bản tin hàng tuần, hãy tránh hỏi tuổi, giới tính và thành phố của họ – thông tin này hoàn toàn có thể được thu thập thông qua Google Analytics.

Tăng tốc độ tải trang vừa đảm bảo về SEO vừa giữ chân khách hàng ở lại lâu trên trang

Tăng tốc độ tải trang vừa đảm bảo về SEO vừa giữ chân khách hàng ở lại lâu trên trang

3. Giảm thời gian tải trang đích

Khách hàng tiềm năng có thể không có nhiều thời gian để chờ đợi lâu, do vậy, hãy đảm bảo rằng các trang đích của bạn có thể tải nhanh nhất có thể. Nếu tốc độ quá chậm, khách hàng có khi không đủ kiên nhẫn để đọc nội dung ưu đãi hoặc thông tin sản phẩm mà nhanh chóng rời đi, vì vậy, nếu trang tải quá lâu sẽ làm giảm cơ hội họ theo dõi khi mua hàng hoặc cung cấp thông tin liên hệ cho thương hiệu.

Tham khảo:   Cách thu hút khách hàng tiềm năng với những chiến lược độc đáo

Hơn nữa, các trang tải trong vòng vài giây và việc cải thiện tốc độ tải cũng sẽ giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).

4. Hiểu ai đang tương tác với trang đích

Trước khi tạo các trang đích, hãy dành thời gian để xem xét xem ai sẽ tương tác với các trang đó. Ngoài ra, hãy nghĩ về loại nội dung và hình ảnh nào sẽ thu hút họ. Nhắm mục tiêu chiến lược này sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi trang đích khi bạn đã khai thác những gì khách hàng thích và cần.

Nếu có nhiều trang đích, mỗi trang nên nhắm mục tiêu đến các nhân khẩu học khác nhau, doanh nghiệp cũng nên điều chỉnh tông giọng và nội dung sao cho phù hợp với sở thích, nhu cầu của họ và thu hút các nhóm đối tượng khác nhau.

5. Tính năng trò chuyện trực tiếp trên trang đích

Việc triển khai chức năng trò chuyện trực tiếp trên trang đích sẽ cải thiện trải nghiệm cho khách hàng. Thông qua livechat, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với bạn khi có câu hỏi và điều này cũng góp phần thúc đẩy kết nối thân thiện giữa khách hàng mục tiêu – thương hiệu. Nếu khách hàng cảm thấy hài lòng với tương tác trò chuyện, họ có thể sẽ tiếp tục khám phá website của công ty, từ đó, tăng chuyển đổi trang đích.

6. Chạy A/ B test

Thử nghiệm hai trang đích khác nhau, theo thông tin và CTA, với nhóm khách hàng tiềm năng và so sánh hiệu suất sau đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì khách hàng phản hồi tốt nhất. Đây là một cách tuyệt vời để tìm ra loại CTA nào hiệu quả hơn.

Tham khảo:   Các ví dụ về ứng dụng Marketing Automation

Thử nghiệm A / B hoàn toàn ngẫu nhiên sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về nội dung nào hiệu quả và nội dung nào chưa – cho các trang đích và mong muốn từ cơ sở khách hàng. Nếu muốn cải thiện chuyển đổi trên email, bài đăng trên mạng xã hội và quảng cáo trên web, bạn cũng có thể áp dụng cùng một loại thử nghiệm này.

Theo Matt Janaway

Bài liên quan:

  • Sử dụng “tín hiệu” người dùng để đột phá trong cung cấp dịch vụ
  • 7 việc cần làm khi website trở thành kênh bán hàng chính
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo