37. Kinh nghiệm việc làm

7 lời khuyên viết blog bằng tiếng Anh cho các Blogger chuyên nghiệp

Rất nhiều blogger trên thế giới hiện nay đang sử dụng các thứ tiếng quốc tế, đặc biệt là tiếng Anh để viết blog. Tuy nhiên, không phải cứ giỏi tiếng Anh là viết blog được, đặc biệt là nếu bạn muốn lan tỏa bài viết của mình và kiếm tiền bằng “chất xám”.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 7 kỹ thuật chỉnh sửa bài viết khi viết blog bằng tiếng Anh và từ các bài đăng tiếp theo, hãy áp dụng chúng thật chính xác để cải thiện chất lượng cho bài viết của bạn.

Về tác giả: Bài viết được chia sẻ bởi Shane Arthur – một copywriter kỳ cựu hiện đang là người hướng dẫn trong chương trình thực tập sinh của GuestBlogging.

Viết blog

Trước hết, hãy xem cách mà Shane Arthur chỉnh sửa một số câu viết sau:

There are some bloggers who seem to have a natural gift when it comes to writing. Some bloggers seem to be naturally gifted writers.

They manage to get their ideas across clearly and economically, which means that readers can easily follow what they write. Readers devour their clear, economical prose.

Not only is there a lot of respect for what they have to say, but also the way that they say it. People respect what they say – and love how they say it.

Whenever they publish a new post on their blog, it always gets dozens of comments and hundreds of shares. Every new blog post attracts dozens of comments and hundreds of shares.

It would be great to be as successful as they are, but you don’t know what you need to do to make your writing better. You’d love to emulate their success, but you don’t know how.

The good news is that there’s a secret you can easily learn which will improve everything you write from now on. Fortunately for you, a simple secret can transform your writing forever.

Lợi thế “bất công” mà các Blogger nổi tiếng đang cố che giấu

Bạn thần tượng các Blogger nổi tiếng? Bạn có cảm thấy bị “shock” khi nhận ra rằng kỹ năng viết của họ cũng chẳng hơn gì bạn?
Chắc chắn một điều là sản phẩm cuối cùng của họ sẽ tốt hơn của bạn nhưng bản nháp đầu tiên thì vẫn vụng về, kém sắc sảo và không hấp dẫn không khác gì bạn đâu.

Điều các Blogger xuất sắc biết mà nhiều người không biết đó là một bài đăng đơn giản vẫn chưa xong bởi vì họ đã nói ra mọi thứ họ muốn nói. Xét về mọi mặt thì đó mới chỉ là sự khởi đầu.

Hãy nghĩ bản nháp của bạn giống như một viên kim cương thô. Giá trị ẩn bên trong và bạn cần một chiếc máy cắt kim cương để làm lộ ra vẻ đẹp và sự trong suốt của nó.

Đấy là lý do tại sao nhiều Blogger lại sẵn sàng thuê những người biên tập (Editor) chuyên nghiệp để “biến kim cương thô thành những viên đá quý”.

Tham khảo:   Đây chính là 7 sai lầm phổ biến ngăn bạn đạt được mục tiêu cuộc đời

Có điều gì đó không công bằng đúng không?

Không có nghi ngờ gì các bài viết của họ tốt hơn của bạn và rất nhiều người không thuê Editor vẫn có các bài đăng lan truyền (Viral) đơn giản là bởi vì họ biết cách tự chỉnh sửa bài viết của mình rất chuyên nghiệp.

Dưới đây là một số quy tắc mà bạn cần nhớ.

1. Tránh sử dụng các từ đệm (Filler Words)

Các từ đệm là những cấu trúc câu thuộc về văn chương, thường bắt đầu với các từ như it, here hay there theo sau bởi các dạng của động từ to be, chẳng hạn: it is, it was, it won’t, it takes, here is, there is, there will be.

 

Khi it, here there ám chỉ một danh từ nào đó trong câu – hoặc tệ hơn – là thứ gì đó không cụ thể thì chúng sẽ “làm yếu” bài viết của bạn thông qua việc giảm bớt mức độ nhấn mạnh vào các từ quan trọng trong câu. Và thông thường, chúng sẽ cần các từ hỗ trợ khác như who, that, when khiến bài viết của bạn bị “loãng”.

Chẳng hạn:

There are some bloggers who seem to have…

Từ there are ở đây là từ đệm, khiến trọng tâm của câu bị phân tán sang một thứ gì đó mơ hồ gọi là “there” thay vì nhắm đến some bloggers. Đồng thời, người viết buộc phải sử dụng một từ không cần thiết khác – who.

Hãy rèn luyện khả năng phát hiện ra các từ đệm theo sau bởi động từ to be (như is, are, waswere) và điều chỉnh câu để nhấn mạnh đến các từ quan trọng.

(Tip: Bạn có thể sử dụng chức năng Find trong các công cụ soạn thảo văn bản để tìm kiếm từ đệm.).

Một số ví dụ và cách sửa:

Lưu ý: Nếu trước đó đã mô tả về đối tượng thì việc sử dụng there, here, it trong các câu sau đó chấp nhận được, chẳng hạn “I love editing. It’s fun” (Đây không phải cấu trúc đệm vì it thay thế cho editing – đã được mô tả trong câu trước).

2. Đừng sử dụng các động từ yếu, hãy sử dụng động từ mạnh

Viết blog

To be kết hợp với it, therehere không những sẽ khiến câu văn của bạn trở nên dài dòng mà còn làm cho các từ đi theo nó bị giảm hiệu ứng. Giải pháp ở đây là thay thế bằng những từ đơn giản nhưng có “sức bật” mạnh hơn. Chẳng hạn:

Ngoài to be thì bạn cũng cần chú ý tới một số động từ khác. Lúc này, hãy sử dụng các động từ mang tính chất hành động hoặc thuộc về cảm giác. Chẳng hạn:

 

3. Tránh sử dụng các tính từ yếu

Các tính từ yếu sẽ khiến bài viết của bạn trở nên yếu ớt không kém gì sử dụng sai động từ cả. Do vậy, hãy chọn lọc thật cẩn thận khi bạn muốn miêu tả rõ hơn hoặc muốn nhấn mạnh đến danh từ và đại từ. Đồng thời, chú ý rằng một số từ như reallyvery sẽ làm yếu tính từ đặt trước nó mặc dù nghĩa của chúng lại không như vậy. Cùng quan sát một số từ sau:

Tham khảo:   CEO là gì? CEO học ngành gì?

Ngay cả khi không sử dụng really hoặc very thì bạn cũng nên thay thế các tính từ dưới đây bằng những từ tốt hơn và diễn tả mức độ mạnh hơn.

Trường hợp diễn tả ý phủ định thì bạn cũng nên sử dụng từ trái nghĩa với các từ đó thay vì thêm “isn’t”.

4. Tránh sử dụng lối nói thông tục, dài dòng

Độc giả ngày nay không còn nhiều thời gian và kiên nhẫn để đọc một bài viết dài dòng nữa. Thế nên, hãy làm cho bài viết của bạn súc tích nhất có thể.

5. Tránh danh từ hóa các động từ/tính từ

Danh từ hóa (Nominalization) là cách mà người viết sử dụng một động từ hoặc tính từ mạnh hơn có nghĩa tương đương để thay thế cho một danh từ yếu. Tương tự từ đệm, danh từ hóa cũng sẽ làm xuất hiện một số từ không cần thiết khi bạn sử dụng nó.

Hãy thử đếm số từ trong các ví dụ dưới đây và bạn sẽ thấy danh từ hóa sẽ làm yếu bài viết của bạn như thế nào:

6. Sử dụng dấu phẩy nhịp nhàng để khiến câu văn rõ ràng hơn

Viết blog

 

Các quy luật về chấm câu trong tiếng Anh rất phức tạp, kể cả dấu phẩy cũng vậy. Tuy nhiên, liệu bạn có cần biết cách phân biệt dấu phẩy thứ tự (serial comma), Oxford comma (dấu phẩy Oxford) và Harvard comma (dấu phẩy Harvard) để viết một bài blog hay không? Chắc chắn là không cần.

Vậy thì sự lựa chọn ở đây là hãy sử dụng dấu phẩy khi bạn thấy cần thiết. Chẳng hạn:

You can ignore editing and people reading your post may not notice but your ideas will get lost.

Trong câu này, không sử dụng dấu phẩy để ngăn cách giữa editing and hoàn toàn không ảnh hưởng đến ý mà người viết muốn truyền tải. Người đọc hoàn toàn có thể hiểu được.

Một ví dụ khác:

One day, when you find success, you can pull out your golden pen and write me a thank-you letter.

Nếu không sử dụng dấu phẩy giữa successyou, người đọc có thể hiểu nhầm ý của bạn rằng “success is something you can pull out of a golden pen” (thành công là thứ gì đó mà bạn có thể “lôi” nó ra từ một chiếc bút mạ vàng).

Bất kể dấu phẩy được đặt ở vị trí nào thì cuối cùng, mục đích của bạn vẫn là để người đọc tiếp tục đọc bài viết của mình thay vì dừng lại ở một từ nào đó khiến họ không thể nào hiểu được hoặc hiểu sai ý.

Tham khảo:   Bạn có dám khóa Facebook 1 năm để đổi lấy 5 điều tuyệt vời này không?

7. Sử dụng định ngữ (từ bổ nghĩa cho danh từ) bất cứ khi nào có thể

Đây là kỹ thuật mà không ai muốn sử dụng thường xuyên nhưng đừng bỏ qua nó.

Khi sử dụng hai danh từ đi liền nhau mà từ đầu bổ sung cho từ thứ hai thì bạn nên sử dụng định ngữ (Noun Modifier). Chẳng hạn:

Các quy tắc này không phải là những trò ảo thuật hay quá phức tạp. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng chúng để khiến bài viết của mình trở nên chuyên nghiệp, thân thiện với các công cụ tìm kiếm và có thể giữ chân người dùng lâu hơn. Một khi làm được như vậy thì tính “viral” cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, điều cần nhớ ở đây là việc áp dụng cần sự linh hoạt và bạn đang viết blog tiếng Anh chứ không phải tiếng Việt. Hãy đơn giản nhất có thể để những người đọc có trình độ trung bình cũng có thể hiểu được nội dung của bạn thay vì phải mất hàng giờ tra cứu từ điển. Thông điệp càng rõ ràng, câu từ súc tích, ngắn gọn và cách trình bày chuyên nghiệp thì bài viết của bạn càng được nhiều người chú ý.

Chúc bạn áp dụng thành công.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo