20. Kinh tế học

Kinh tế học trọng cầu (Demand-Side Economics) là gì? Chính phủ tạo ra nhu cầu như thế nào?

Kinh tế học trọng cầu (Demand-Side Economics) là gì? Chính phủ tạo ra nhu cầu như thế nào? - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Prezi)

Kinh tế học trọng cầu

Khái niệm

Kinh tế học trọng cầu trong tiếng Anh là Demand-Side Economics.

Kinh tế học trọng cầu là quan điểm kinh tế mà theo như nhà kinh tế học Keynes tin rằng yếu tố chính thúc đẩy hoạt động kinh tế và biến động ngắn hạn là do nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ.

Quan điểm này mâu thuẫn với lí thuyết kinh tế cổ điển, hay kinh tế học trọng cung – nêu rõ việc sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ, hoặc cung ứng, có tầm quan trọng hàng đầu trong tăng trưởng kinh tế.

Nhà kinh tế học Keynes đã phát triển các lí thuyết kinh tế của mình như là một phản ứng lại với cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930.

Trước cuộc Đại suy thoái năm 1930, kinh tế học cổ điển là lí thuyết thống trị, với niềm tin rằng thông qua các lực lượng cung và cầu thị trường, trạng thái cân bằng kinh tế sẽ được khôi phục một cách tự nhiên theo thời gian.

Tuy nhiên, cuộc Đại khủng hoảng và nạn thất nghiệp lan rộng kéo dài đã thách thức các lí thuyết kinh tế cổ điển, điều này không thể giải thích tại sao các cơ chế của thị trường tự do không khôi phục lại sự cân bằng cho nền kinh tế.

Tham khảo:   Xác suất khách quan (Objective Probability) là gì? Xác suất khách quan và xác suất chủ quan

Nhu cầu không đủ sẽ gây ra thất nghiệp

Keynes cho rằng thất nghiệp là kết quả của nhu cầu hàng hóa không đủ. Trong cuộc Đại khủng hoảng, các nhà máy đứng ngồi không yên, và công nhân thất nghiệp vì lí do nhu cầu sản phẩm không đủ.

Đổi lại, các nhà máy không có đủ nhu cầu cho công nhân. Do thiếu nhu cầu tổng hợp này, thất nghiệp vẫn tồn tại và trái với lí thuyết kinh tế cổ điển, thị trường không thể tự điều chỉnh và khôi phục lại sự cân bằng.

Một trong những đặc điểm cốt lõi của kinh tế học trọng cầu là sự nhấn mạnh vào tổng cầu.

Tổng cầu bao gồm 04 yếu tố: tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ; đầu tư theo ngành vào tư liệu sản xuất; chi tiêu của chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ công cộng; và xuất khẩu ròng.

Theo kinh tế học trọng cầu, Keynes ủng hộ sự can thiệp của chính phủ để giúp cải thiện tổng cầu thấp trong ngắn hạn, chẳng hạn như trong thời kì suy thoái hay khủng hoảng, để giảm thất nghiệp và kích thích tăng trưởng.

Chính phủ tạo ra nhu cầu như thế nào?

Nếu các yếu tố khác của tổng cầu không đổi, chi tiêu của chính phủ có thể làm giảm thiểu vấn đề thiếu hụt trong tổng cầu.

Tham khảo:   Lạm phát do cầu kéo (Demand-pull inflation) là gì? Nguyên nhân tình trạng dư cầu

Nếu mọi người ít khả năng hoặc sẵn sàng tiêu thụ ít đi và các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư xây dựng nhiều nhà máy ít lại, chính phủ có thể can thiệp để tạo ra nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ. Chính phủ có thể đạt được mục tiêu này thông qua việc kiểm soát nguồn cung tiền bằng cách thay đổi lãi suất hoặc bán hoặc mua trái phiếu chính phủ.

Kinh tế học trọng cầu hỗ trợ các khoản chi tiêu nặng nề của chính phủ trong thời kì suy thoái để khuyến khích hoạt động kinh tế.

Tăng dòng tiền vào cho tầng lớp trung lưu và tầng lớp thấp hơn làm tăng vận tốc của tiền để mua hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước. Vận tốc tiền tăng lên có nghĩa là nhiều người đang tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ và do đó, góp phần làm tăng tổng cầu.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo