20. Kinh tế học

Tăng trưởng bần cùng hóa (Immiserizing growth) là gì?

Hình minh họa

Tăng trưởng bần cùng hóa (Immiserizing growth)

Định nghĩa

Immiserizing growth tạm dịch ra tiếng Việt là tăng trưởng bần cùng hóa. Immiserizing growth hàm ý về một sự tăng trưởng tiêu cực.

Tăng trưởng bần cùng hóa là tình huống trong đó một nước đang phát triển tìm cách tăng tiềm năng tăng trưởng thông qua tăng xuất khẩu, nhưng chính điều này lại trở thành yếu tố cản trở quá trình tăng trưởng.

Đây là tình huống ngoại lệ và trong thuyết nó chỉ được áp dụng cho những nước xuất khẩu hàng đặc sản (có thể là mỏ quặng hay sản phẩm nông nghiệp).

Hiểu về tăng trưởng bần cùng hóa

Tăng trưởng bần cùng hóa là một học thuyết lần đầu được đưa ra bởi Jagdish Bhagwati vào năm 1958. Học thuyết này phát biểu rằng sự tăng trưởng của một quốc gia có thể chạm tới một ngưỡng mà tại đó đất nước trở nên xấu đi so với trước ngưỡng này.

– Nếu tăng trưởng của một quốc gia quá phụ thuộc xuất khẩu, sẽ dẫn tới tình trạng giảm tỉ lệ trao đổi (terms of trades – TOT) của nước xuất khẩu. Trong một số trường hợp, sự sụt giảm này sẽ lớn hơn phần tăng trưởng thu được.

Tham khảo:   Lợi nhuận thương nghiệp (Commercial Profit) là gì?

– Một quốc gia sẽ phải trải qua sự tăng trưởng bần cùng hóa nếu thỏa mãn ba điều kiện:

(1) Đất nước phải được thúc đẩy để xuất khẩu.

(2) Những thay đổi trong xuất khẩu này cần phải có tác động lớn đến giá hàng hóa, và nhu cầu nước ngoài đối với những hàng xuất khẩu này cần phải không co giãn để xuất khẩu tăng dẫn đến thu nhập xuất khẩu giảm.

(3) Quốc gia phải phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và xuất khẩu phải chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản phẩm quốc dân.

Ví dụ

Giả sử một nước xuất khẩu loại khoáng sản chiếm tỉ trọng lớn trong thương mại quốc tế về sản phẩm đó.

Khi nước này tìm cách xuất khẩu nhiều hơn để thu thêm ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị cần thiết cho quá trình tăng trưởng của mình, thì tất cả nỗ lực xuất khẩu của nó đều tập trung vào hàng hóa đặc biệt này, dẫn tới tình trạng dư cung và giá xuất khẩu giảm.

Tình hình đó làm cho tỉ lệ trao đổi của nó xấu đi, quốc gia đó phải xuất khẩu nhiều hơn để mua được lượng hàng nhập khẩu ít hơn và do vậy tiềm năng tăng trưởng nội địa của nó bị suy giảm.

Tham khảo:   Tiền hẹp (Narrow Money) là gì? Tiền hẹp và cung tiền

(Tài liệu tham khảo: Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân; Tạp chí Tài chính; Encyclopedia.com)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo