20. Kinh tế học

Tiêu thụ không trực tiếp (Indirect Consumption) là gì? Ưu thế và ý nghĩa

Hình minh họa (Nguồn Linkedln)

Tiêu thụ không trực tiếp (Indirect Consumption)

Tiêu thụ không trực tiếp trong tiếng Anh là Indirect Consumption.

Tiêu thụ không trực tiếp là hệ thống tiêu thụ qua các trung gian độc lập – những người phân phối, các đại diện môi giới và các nhà buôn.

Trước tiên, cần chia những người trung gian thành những người trung gian độc lập và những người trung gian phụ thuộc. Những người trung gian độc lập có quyền sở hữu đối với sản phẩm. Những người trung gian phụ thuộc không có quyền sở hữu đối với sản phẩm và làm việc vì tiền thưởng hoa hồng.

– Người phân phối: Những công ty thương mại, thực hiện trên cơ sở những doanh nghiệp xây lắp lớn có mua dự trữ lớn và xác lập mối quan hệ hợp đồng lâu dài với các nhà sản xuất.

– Những nhà bán lẻ: Mua hết các loại sản phẩm riêng lẻ để bán lại nhanh.

– Đại lí và môi giới: Đây là những công ty hoặc những nhà kinh doanh riêng lẻ thực hiện tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tiền thưởng hoa hồng.

Ưu thế sử dụng hệ thống tiêu thụ không trực tiếp

Hệ thống tiêu thụ không trực tiếp có những ưu thế của nó trong tình huống nhất định. Sự hợp lí sử dụng nó là hiển nhiên khi doanh nghiệp xây dựng áp dụng hệ thống này trong thị trường tiêu thụ mới, khi mà hệ thống tiêu thụ của riêng mình còn chưa được thành lập.

Tham khảo:   Thuế (Tax) là gì? Tác động của thuế đến tổng cầu và sản lượng

Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng mạng lưới tiêu thụ độc lập là cần thiết trên thị trường tài chính, nếu như mạng lưới này được các doanh nghiệp đưa ra.

Tổ chức hợp lí các mối liên hệ với các tổ chức tiêu thụ độc lập có thể tao điều kiện đẩy các công ty cạnh tranh ra khỏi thị trường, các công ty này đang hợp tấc với các đại lí đó trong điều kiện ít có lợi hơn.

Ý nghĩa sử dụng hệ thống tiêu thụ không trực tiếp

Sử dụng các hệ thống trung gian độc lập có ý nghĩa đặc biệt trong các trường hợp khi mà doanh nghiệp xây dựng quan tâm đến việc đảm bảo cho chủ đầu tư – người tiêu dùng các dịch vụ đi kèm, mà các dịch vụ này doanh nghiệp xây dựng không độc lập cung cấp, trong khi đó các công ty tiêu thụ lại cung cấp các dịch vụ này.

Đồng thời, các doanh nghiệp xây dựng lớn thông thường rất muốn biến đổi hệ thống tiêu thụ độc lập thành hệ thống tiêu thụ qua các trung gian tài chính phụ thuộc, trong bất kì trường hợp nào trên thị trường, các trung gian tài chính này cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp.

Tham khảo:   Chính sách bồ câu (Dove) là gì? Ảnh hưởng của chính sách tới chi tiêu tiêu dùng và lạm phát

Tổ chức mạng lưới tiêu thụ không phụ thuộc vào việc thực hiện qua các mạng lưới tiêu thụ của riêng mình hay qua các trung gian mà phụ thuộc vào 3 nhân tố: loại sản phẩm xây dựng, đặc trưng của người tiêu dùng và qui mô địa lí của thị trường. Các nhân tố này cần tính tới trong chiến lược marketing tiêu thụ.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Marketing của Doanh nghiệp xây dựng, NXB Xây dựng)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo