20. Kinh tế học

Trò chơi tin tưởng (Trust game) là gì?

Trò chơi tin tưởng (Trust game)

Định nghĩa

Trò chơi tin tưởng trong tiếng Anh là Trust game.

Trò chơi tin tưởng là một trò chơi thử nghiệm trong đó số tiền mà người chơi đầu (người đè nghị) gửi đến người chơi thứ hai (người đáp trả) được nhân lên, và người chơi thứ hai sẽ quyết định đưa lại cho người chơi đầu tiên bao nhiêu.

Mô tả trò chơi tin tưởng

Một nửa số người tham gia cuộc thử nghiệm đang trong phòng A và một nửa khác đang trong phòng B. Mỗi người tham gia trong phòng A (chủ đầu tư) sẽ được kết hợp ngẫu nhiên với một ai đó trong phòng B (người được ủy thác). Không ai biết người bắt cặp với mình là ai.

Những người tham gia ở mỗi phòng nhận được 10$. Sau đó, nhà đầu tư có cơ hội gửi một khoản tiền bất kì trong 10$ của họ đến một người tham gia được chọn ngẫu nhiên trong phòng B. Những người tham gia ở phòng A có thể gửi số tiền bất kì từ 0$, 1$, 2$, 3$, 4$, 5$, 6$, 7$, 8$, 9$ hay 10$.

Mỗi đô la gửi đến phòng B sẽ được tăng gấp ba lần. Những người tham gia tại phòng B sẽ quyết định gửi lại cho phòng A bao nhiêu tiền và giữ lại bao nhiêu. Những người tham gia tại phòng B có thể gửi lại bất kì khoản tiền nào từ 0$ cho đến khoản tiền gấp ba lần số tiền nhận được từ phòng A.

Bạn là một nhà đầu tư ở phòng A, bạn sẽ gửi cho người bắt cặp ngẫu nhiên của bạn tại phòng B bao nhiêu? Hãy nhớ rằng bạn có thể gửi số tiền bất kì từ 0$ đến 10$.

Nếu bạn gửi x$ người ủy thác sẽ nhận được 3x$ và bạn giữ lại (10 – x)$.

Sau đó, người ủy thác sẽ quyết định khoản tiền trả lại cho bạn y$. Người ủy thác có thể trả lại số tiền bất kì từ 0$ đến 3x$.

Tham khảo:   Tài nguyên khí hậu, cảnh quan (Climate and Landscape Resources) là gì?

Tổng thu nhập của bạn sẽ là những gì bạn giữ ban đầu, cộng với những gì mà người ủy thác trả lại bạn tức là (10 – x)$ + y$.

Tại sao gọi là trò chơi tin tưởng?

Sở dĩ trò chơi được mô tả bên trên được gọi là trò chơi tin tưởng bởi vì nó đo lường được các nhà đầu tư tại phòng A tin tưởng vào những người được ủy thác ở phòng B bao nhiêu. Nó cũng được gọi là một trò chơi đầu tư vì những người tham gia tại phòng A đang đầu tư một khoản tiền x$ vào những người tham gia tại phòng B.

Về lí thuyết, những người ủy thác ở phòng B không nên trả lại gì cả nếu như họ có tính tư lợi (y$ = 0). Các nhà đầu tư ở phòng A sẽ đoán trước được điều này và họ cũng không gửi gì cả (x$ = 0)

Nhưng lưu ý là nếu các nhà đầu tư tin tưởng những người được ủy thác, họ sẽ nhận được rất nhiều thứ. Nếu không có sự tin tưởng thì tổng lợi nhuận của trò chơi là 20$ (10$ + 10$) vì mỗi người tham gia chỉ giữ 10$ mà họ nhận ban đầu.

Còn nếu như tin tưởng hoàn toàn thì tổng số tiền thu được là 40$ (10$ x 3 + 10$) bởi vì người đầu tư sẽ gửi phần vốn 10$ của họ, và sau đó phần vốn đó được nhân lên ba lần. Nếu họ tin tưởng lẫn nhau, tất cả người chơi đều có khả năng được lợi nhiều hơn.

Thông thường, các nhà đầu tư chỉ gửi một nửa số vốn của họ đến những người được ủy thác, mặc dù độ dao động khoản tiền gửi khác nhau theo từng người. Số tiền gửi này thể hiện sự tin tưởng của những người ở phòng A. Những người được ủy thác ở phòng B thường trả lại ít hơn những gì họ nhận được từ các nhà đầu tư (y$ – x$). Như vậy, nhiều nhà đầu tư không nhận lại được sự tin tưởng của họ.

Hình 11.2 minh họa những kết quả của một trò chơi tin tưởng. Trong trò chơi này, ban đầu cả hai người chơi nhận được 10$ và số tiền nhà đầu tư gửi đi đã được nhân lên 3 lần ở một số trường hợp (M – 3x) và nhân lên 6 lần ở các trường hợp khác (M – 6x).

Phần lớn các nhà đầu tư ở phòng A (33/44 người) gửi ít nhất một nửa số vốn ban đầu của họ đến phòng B.

Số tiền trung bình được gửi nhiều hơn 6$, còn mức độ dao động số tiền gửi được thể hiện rõ ràng trên đồ thị.

Sự có đi có lại được hiểu là khoản tiền mà các nhà đầu tư được trả trên tổng số tiền mà người ở phòng B nhận được (tức số tiền đã được nhân lên). Hầu hết tỉ lệ có đi có lại ít hơn 50%, hàm ý rằng những người tham gia tại phòng B đã giữ lại nhiều hơn phần mà họ đã trả.

Thực tế, nhiều nhà đầu tư đã nhận lại được ít hơn phần họ đã gửi, vì thế sự tin tưởng không nhất thiết được đáp lại trong trò chơi này.

Tin tưởng và có đi có lại có ý nghĩa quan trọng trong các giao dịch kinh doanh. Giống như trong trò chơi này, nếu không có sự tin tưởng thì rất nhiều lợi ích tiềm năng trong giao dịch có thể bị mất đi.

Tham khảo:   Kiểm định Z (Z-Test) là gì? Cách thức hoạt động của kiểm định Z

(Tài liệu tham khảo: Tài chính hành vi, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo