20. Kinh tế học

Các qui tắc giá trị của Treacy và Wiersema (The Value Disciplines of Treacy and Wiersema) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: Pinterest.com)

Các qui tắc giá trị của Treacy và Wiersema

Khái niệm

Các qui tắc giá trị của Treacy và Wiersema trong tiếng Anh là The Value Disciplines of Treacy and Wiersema.

Các qui tắc giá trị của Treacy và Wiersema là một mô hình các qui tắc giá trị giúp trả lời những câu hỏi về nhu cầu của khách hàng và giá trị thực của những gì mà tổ chức cung cấp. Ý tưởng cơ bản của mô hình này là không một công ty nào có thể làm mọi thứ cho tất cả mọi người. 

Những vấn đề chính yếu mà một công ty sẽ thành công hay thất bại trong việc cung cấp giá trị duy nhất cho khách hàng bằng cách thỏa mãn nhu cầu của họ, có thể được xác định và thảo luận với mô hình qui tắc giá trị. Bất kì hoạt động kinh doanh tốt nào đều cần một mục tiêu giá trị, một mô hình hoạt động và một loại hình giá trị.

Ba qui tắc giá trị của Treacy và Wiersema

Treacy và Wiersema cho rằng có ba qui tắc giá trị chung giúp cho một tổ chức chuyển giao giá trị tới khách hàng:

1. Văn hóa tác nghiệp xuất sắc, theo đuổi chi phí hoạt động tối ưu.

Những người dẫn đầu về văn hóa tác nghiệp xuất sắc cung cấp các sản phẩm có chất lượng tương đối cao với mức giá tương đối thấp. Tuy nhiên, các tổ chức này không cung cấp những sản phẩm hay dịch vụ mới nhất. 

Tham khảo:   Tổng doanh thu (Total revenue) là gì? Công thức tính

Thay vào đó, như những bậc thầy, họ quan sát định hướng của thị trường và thực hiện những hoạt động được coi như những nhân tố thành công quan trọng.

Trọng tâm của họ là hiệu năng, hợp lí hóa các qui trình, tích hợp chuỗi cung ứng, giảm thiểu tồn kho, triệt tiêu rườm rà, và năng động trong quản lí số lượng. Tiêu chuẩn hóa (một phần) các sản phẩm và các qui trình chính là yếu tố then chốt.

2. Dẫn đầu về sản phẩm, cung cấp sản phẩm tốt nhất (về kĩ thuật và sử dụng công nghệ mới nhất), hơn hết, là người tiên phong trong lĩnh vực.

Dẫn đầu về sản phẩm là những nhà phát minh và tiếp thị nhãn hiệu. Các tổ chức này thí nghiệm liên tục với các sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm mới. Thị trường của họ hoặc là vô danh hoặc là vô cùng năng động. Lợi nhuận biên có thể siêu cao, đơn giản chỉ vì có độ rủi ro cao đi kèm.

Vì vậy trọng tâm phải là nghiên cứu và phát triển, thiết kế và thời gian chào bán ra thị trường nhanh nhằm ghi những bàn thắng lớn, gỡ lại những thất bại vô số trước đó. Sáng tạo công nghệ và quản lí vòng đời sản phẩm là những yếu tố then chốt.

3. Quan hệ mật thiết với khách hàng, cung cấp giải pháp tổng thể tốt nhất, bằng cách trở nên đáng tin cậy nhất và hồi đáp nhanh nhất trước nhu cầu của khách hàng.

Tham khảo:   Nhu cầu bị dồn nén (Pent Up Demand) là gì? Lợi ích

Các tổ chức dẫn đầu về quan hệ mật thiết với khách hàng sẽ làm bất cứ điều gì để thỏa mãn (một nhóm nhỏ) khách hàng miễn là họ cho rằng khách hàng đáng được như vậy. Các tổ chức này không tin vào các giao dịch một lần. Họ đầu tư thời gian và tiền bạc và các mối quan hệ lâu dài với một số ít khách hàng. Họ muốn biết mọi thứ về khách hàng và làm việc gần gũi với họ.

Trọng tâm là vượt qua sự mong đợi, giữ chân khách hàng, giá trị suốt đời, tin cậy và “luôn đối xử tử tế”. Quản lí quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management – CRM) là yếu tố then chốt.

Treacy và Wiersema lí luận rằng những công ty dẫn đầu trên thị trường đạt được thành công bởi vì họ không theo đuổi cùng lúc tất cả các loại hình giá trị. Mặc dù không phải là không thể kết hợp được cả ba qui tắc giá trị trên, nhưng chúng có thể làm nảy sinh mâu thuẫn, nhầm lẫn và không hiệu quả.

Vì vậy, Treacy và Wiersema cho rằng bắt buộc phải lựa chọn giữa các giá trị. Thêm vào đó, họ cho rằng qui tắc giá trị, nếu được lựa chọn thận trọng và được thực hiện triệt để, có thể tạo ra giá trị đáng kể cho tổ chức.

(Tài liệu tham khảo: Những mô hình quản trị kinh điển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo