20. Kinh tế học

Lí thuyết cơ chế tự lựa chọn (Self-selection hypothesis – SS) là gì? Lí do giải thích

Hình minh hoạ (Nguồn: properopartners)

Lí thuyết cơ chế tự lựa chọn

Khái niệm

Lí thuyết cơ chế tự lựa chọn trong tiếng Anh được gọi là Self-selection hypothesis – SS.

Lí thuyết cơ chế tự lựa chọn là một trong những trường phái lí thuyết chính giải thích vì sao doanh nghiệp xuất khẩu hiệu quả hơn doanh nghiệp không xuất khẩu.

Lí thuyết cơ chế tự lựa chọn được hỗ trợ bởi lí thuyết công nghệ thương mại. Theo lí thuyết này thì chỉ có những doanh nghiệp có năng suất cao thì mới có thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu. 

Lí thuyết này lập luận rằng hiệu quả của cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu được dẫn dắt bởi sức mạnh thị trường mà chủ yếu đạt được thông qua hoạt động đổi mới (Vernon, 1966 và 1979). 

Chính vì thế mà các nhà xuất khẩu sẽ tự chuẩn bị cho mình làm sao có năng suất hơn và cạnh tranh hơn trước khi tham gia vào thị trường xuất khẩu để đảm bảo sự tồn tại của bản thân mình ở môi trường xuất khẩu đầy cạnh tranh. Để cạnh tranh, các doanh nghiệp nhận thức lợi ích của tính kinh tế theo qui mô. 

Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thường có qui mô lớn hơn doanh nghiệp không xuất khẩu và có năng suất cao hơn trước khi họ tham gia vào thị trường xuất khẩu.

Tham khảo:   Vùng kinh tế (Economic region) trong địa lí kinh tế là gì?

Ngoài ra khi tham gia vào thị trường quốc tế thì chỉ có những doanh nghiệp có năng suất cao mới tham gia và cạnh tranh trong môi trường quốc tế bởi vì các doanh nghiệp này phải gánh chịu các chi phí chìm tăng thêm do việc tham gia vào thị trường xuất khẩu ở giai đoạn đầu tiên, như: 

– Chi phí xác định nhu cầu quốc tế

– Chi phí thiết lập hệ thống phân phối quốc tế

– Chi phí điều chỉnh sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường, tiêu chuẩn quốc tế

Các chi phí này được xem như là rào cản của việc gia nhập vào thị trường xuất khẩu (Roberts và Tybout, 1997; Clerides và cộng sự 1998; Bernard và Wagner, 2001).

Do đó, ý tưởng của trường phái đầu tiên đó là năng suất của doanh nghiệp là lí do dẫn đến việc tham gia hoạt động xuất khẩu chứ không phải là kết quả của hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. 

Cơ chế “tự lựa chọn” có thể diễn ra một cách ngẫu nhiên hoặc có ý thức (Melitz, 2003; Bernard và cộng sự, 2003). 

Ý tưởng nằm đằng sau cơ chế tự lựa chọn một cách ngẫu nhiên đó là do lợi ích thương mại làm cho các doanh nghiệp có năng suất hơn sẽ tham gia vào xuất khẩu và các doanh nghiệp kém hiệu quả hơn sẽ rời khỏi ngành. 

Tham khảo:   Lí thuyết cạnh tranh của trường phái Áo là gì? Đặc điểm lí luận

Ý tưởng nằm đằng sau cơ chế tự lựa chọn có ý thức đó là tồn tại ảnh hưởng có ý thức của người chủ doanh nghiệp. 

Điều này có nghĩa là các nhà xuất khẩu tương lai sẽ có kế hoạch chuẩn bị để tham gia vào thị trường xuất khẩu do vậy họ sẽ gia tăng năng suất của mình trước khi tham gia vào cạnh tranh quốc tế (Yeaple, 2005).

(Tài liệu tham khảo: Lí thuyết giải thích về mối quan hệ giữa xuất khẩu và năng suất, Đại học Duy Tân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo