20. Kinh tế học

Phương pháp đánh giá thị trường theo tác động vật lí (Market valuation of Physical effects) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: brasaosistemas)

Các phương pháp đánh giá thị trường theo tác động vật lí

Khái niệm

Các phương pháp đánh giá thị trường theo tác động vật lí trong tiếng Anh tạm dịch là: Market valuation of Physical effects- MVPE.

Phương pháp đánh giá thị trường theo tác động vật lí là việc quan sát những thay đổi trực tiếp của chất lượng môi trường và sau đó ước tính xem những sự khác nhau nào ảnh hưởng tới giá cả giá trị cuả hàng hoá, dịch vụ của môi trường.

Một số phương pháp chính của MVPE 

a) Hàm phản ứng liều lượng (dose response function) 

Phương pháp này đo ảnh hưởng vật lí của sự thay đổi môi trường lên một đối tượng. Ví dụ đo ảnh hưởng của hiện tượng phá rừng đến hiện tượng xói mòn đất. 

Mục đích của phương pháp là thành lập mối quan hệ giữa tác hại môi trường đến đối tượng ảnh hương (xói mòn đất). 

b) Hàm tác hại (damage fuctions) 

Phương pháp này sử dụng số liệu của phương pháp hàm phản ứng liều lượng để ước tính chi phí kinh tế của hiện tượng thay đổi chất lượng môi trường. 

Ví dụ: ảnh hưởng của hiện tượng phá rừng đến việc xói mòn có thể được ước tính thông qua sự giảm năng suất cây trồng. Rồi dựa vào giá cả thị trường của cây trồng mà ước tính ảnh hưởng của hiện tượng phá rừng đến xói mòn. 

c) Phương pháp hàm sản xuất (production fuction approach) 

Tham khảo:   Khu vực tiền tệ tối ưu (Optimal Currency Area - OCA) là gì? Các tiêu chí để trở thành OCA

Phương pháp này nghiên cứu sự thay đổi của môi trường, tài nguyên mà từ đó làm thay đổi sản phẩm biên của hàng hoá và ảnh hưởng trực tiếp tới giá của sản phẩm trên thị trường (ví dụ: do ô nhiễm của một nhà máy mà sản lượng và giá cả của một loại cây trồng trong khu vực giảm). 

Y = F(Xi ,Z) 

Trong đó: Y là sản lượng của sản phẩm sản xuất trong khu vực; Xi là tập hợp các đầu vào (lao động, vốn, đất đai); Z là đầu vào của một yếu tố môi trường. 

Nếu ta giả sử rằng, Y là sản lượng của một loại sản phẩm nào đó có thể đo được (năng suất cây trồng nào đó). Trong điều kiện các đầu vào khác không thay đổi, trong khi đó đầu vào Z (môi trường thay đổi). Như vậy, sự thay đổi của đầu ra ảnh hưởng của Z sẽ được ước tính.

d) Phương pháp nguồn vốn con người (Human capital approach)

Phương pháp này ước tính chi phí về sức khoẻ con người do ảnh hưởng của sự thay đổi môi trường. Chi phí kinh tế được ước tính dựa trên sự thay đổi năng suất lao động. 

Các bước chính sử dụng MVPE 

Bước 1: Xác định những thay đổi vật lí về chất lượng môi trường (trong nông nghiệp, thuỷ sản, sức khoẻ, tài sản)

Bước 2: Ước tính sự khác nhau về các ảnh hưởng vật lí này tới sự thay đổi đầu ra hoặc chi phí

Tham khảo:   Mô hình tăng trưởng Greiner (Greiner Growth Model) là gì? Các giai đoạn và ứng dụng

Bước 3: Ước tính giá thị trường cho các thay đổi đầu ra này

Các hạn chế của phương pháp MVPE 

– Rất khó xác định chính xác nguyên nhân, lượng ảnh hưởng của riêng nguyên nhân thay đổi môi trường đến đầu ra của một loại sản phẩm nào đó

– Thị trường cho một số sản phẩm của môi trường là không có hoặc không phát triển, không hoàn hảo

– Khi môi trường thay đổi ở một nơi nào đó sẽ dẫn tới nhiều yếu tố khác thay đổi cần phải quan tâm như cấu trúc thị trường, độ co dãn, phản ứng của cung, cầu, loại hàng hoá (bình thường, thứ cấp)

– Giá của thị trường thường tạo ra sự ước tính nhỏ hơn với thực tế do không bao gồm số thặng dư của người tiêu dùng

– Hàm sản xuất chỉ phù hợp với thị trường hàng hoá có thể trực tiếp sử dụng, không phù hợp với đánh giá giá trị của hàng hoá không sử dụng, hoặc lợi ích do giá trị không sử dụng của tài nguyên, môi trường mang lại.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Tài nguyên Môi trường, TS. Nguyễn Văn Song – TS. Vũ Thị Phương Thụy, 2006, Đại học Nông nghiệp Hà Nội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo