20. Kinh tế học

Giá bóng (Shadow price) trong đánh giá tài nguyên môi trường là gì?

Hình minh họa (Nguồn: nandybooks)

Giá bóng

Khái niệm

Giá bóng trong tiếng Anh gọi là: Shadow price.

Giá bóng là giá đã điều chỉnh lại những khiếm khuyết của thị trường nên phản ánh chính xác hơn chi phí cơ hội của nguồn tài nguyên và các mục đích trong phân phối của xã hội.

Đánh giá kinh tế một dự án, chính sách giá thị trường cần phải được điều chỉnh lại theo giá bóng.

Một số điều cần lưu ý khi điều chỉnh giá thị trường 

Giá thị trường thường được các nhà chính sách chấp nhận dễ dàng hơn là giá bóng, thường các nhà phân tích mới cần giá bóng hơn. 

Giá thị trường thường dễ dàng thể hiện và quan sát hơn giá bóng. 

Giá thị trường phản ánh hầu hết quyết định của người mua và người bán. 

Sự hiểu biết, và khả năng tính giá bóng của các nhà phân tích cũng như các nhà chính sách không cao. (Gregerson et al, 1987).

Bốn bước cơ bản điều chỉnh giá thị trường thành giá bóng

Bước 1: điều chỉnh đối với các khoản chuyển đổi trực tiếp 

Bước 2: điều chỉnh các khoản làm sai lệch giá thị trường cho các khoản có thể thương mại hoá (traded items)

Tham khảo:   Sơ đồ qui hoạch vùng là gì? Nhiệm vụ sơ đồ

Bước 3: điều chỉnh các khoản làm sai lệch giá thị trường cho các khoản không thể thương mại hoá (non-traded items)

Bước 4: điều chỉnh tỉ giá hối đoái.

Phương pháp giá trị thị trường trong đánh giá tài nguyên môi trường

– Phương pháp giá trị thị trường là một trong những phương pháp đánh giá giá trị, chi phí của tài nguyên và môi trường.

– Đánh giá giá trị, chi phí của tài nguyên và môi trường là tiến trình áp dụng các phương pháp đo giá trị của chi phí, lợi ích (thường là có thể qui về tiền) cho các nguồn tài nguyên và môi trường. 

Hay nói cách khác, là việc sử dụng các phương pháp tiền tệ hoá các giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp của tài nguyên và giá trị không sử dụng của tài nguyên, môi trường.

– Ý nghĩa việc đánh giá tài nguyên môi trường

+ Hiệu quả của sử dụng nguồn tài nguyên

+ Sự cạn kiệt dần của nguồn tài nguyên không thể tái tạo và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên có thể tái tạo

+ Sự sai lệch trong nhận thức về khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên, môi trường

Tham khảo:   Cú sốc kinh tế (Economic Shock) là gì? Đặc trưng và ví dụ

+ Không có giá cả thị trường đối với giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường

+ Hàng hóa công cộng luôn dẫn đến các chi phí ngoại ứng do các đặc điểm cuả chúng là không có cạnh tranh và không thể loại trừ

+ Tài nguyên thiên nhiên mang rất nhiều đặc điểm của hàng hóa công cộng, đây là thách thức cho việc quản lí và đánh giá.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Tài nguyên Môi trường, TS. Nguyễn Văn Song – TS. Vũ Thị Phương Thụy, 2006, Đại học Nông nghiệp Hà Nội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo