20. Kinh tế học

Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) và chi phí chìm (Sunk Cost) là gì?

Hình ảnh minh họa. Nguồn: standoutbooks, creativemarket

Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) và chi phí chìm (Sunk Cost)

Định nghĩa

Chi phí chìm trong tiếng Anh gọi là Sunk Costs. Chi phí chìm là những khoản chi tiêu đã thực hiện và không thể thu hồi được.

Chi phí cơ hội trong tiếng Anh gọi là Opportunity Cost. Chi phí cơ hội là đại diện cho những lợi ích mà một cá nhân, nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp bỏ lỡ khi lựa chọn phương án này thay vì lựa chọn phương án khác. Mặc dù báo cáo tài chính không hiển thị chi phí cơ hội, chủ doanh nghiệp có thể sử dụng nó để đưa ra quyết định khi có nhiều sự lựa chọn. (Theo Investopedia, Opportunity Cost)

Có thể hiểu theo cách đơn giản, chi phí cơ hội là khoản thu nhập mà doanh nghiệp mất đi do sử dụng nguồn lực của mình vào dự án. Do đó, chi phí cơ hội không phải khoản thực chi nhưng vẫn được tính đến khi ra quyết định kinh tế.

Cách xác định

Chi phí cơ hội

OC = FO – CO

OC (Opportunity cost): Chi phí cơ hội

FO (Return on best foregone option): Lợi nhuận của lựa chọn hấp dẫn nhất

Tham khảo:   Vấn đề kẻ ăn không (Free Rider Problem) trong kinh tế học là gì?

CO (Return on chosen option): Lợi nhuận của lựa chọn được chọn

Ví dụ : Nhà đầu tư A dự định đem 100.000 USD đi đầu tư. Ông cân nhắc giữa hai phương án đầu tư.

Phương án 1: Đầu tư vào thị trường chứng khoán, lợi nhuận ước tính 12%/năm. Như vậy, nhà đầu tư này có thể kiếm được 12.000 USD nhờ đầu tư chứng khoán.

Phương án 2: Đầu tư trang thiết bị sản xuất mới. Khi đó ông sẽ kiếm thêm được 10% lợi nhuận, tức 10.000 USD nhờ mua mới tài sản cố định.

Tính chi phí cơ hội trong trường hợp ông A lựa chọn phương án đầu tư 2.

Lời giải:

Trong ví dụ trên, chi phí cơ hội được xác định như sau:

OC = FO – CO = 12.000 – 10.000 = 2.000 (USD)

Chi phí chìm

Có thể xác định chi phí chìm dựa vào định nghĩa. Chi phí chìm là khoản chi phí đã phát sinh trước khi có quyết định thực hiện dự án, dù dự án có thực hiện hay không, chi phí này cũng đã phát sinh.

Ví dụ: Chi phí điều tra, nghiên cứu thị trường, chi phí khảo sát thị trường của dự án bị thay thế …

Tham khảo:   Định lí Coase (Coase theorem) về quyền sở hữu là gì?

Phân biệt chi phí cơ hội và chi phí chìm

Tiêu thức phân loại

Chi phí cơ hội

Chi phí chìm

Tính chất

Không phải khoản thực chi.

Là lợi ích bị bỏ lỡ khi thực hiện phương án này thay vì một phương án khác.

Là chi phí thực tế đã chi ra và không thể thu hồi.

Lựa chọn quyết định đầu tư 

Doanh nghiệp luôn tính đến chi phí cơ hội khi đưa ra các quyết định đầu tư.

Khoản chi phí này cần được loại ra khi xem xét các quyết định kinh tế trong tương lai do tính chất không thể thu hồi được.


(Tài liệu tham kháo: Giáo trình Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân; Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo