20. Kinh tế học

Chi phí tồn kho (Inventory cost) là gì? Đặc điểm của chi phí tồn kho

Hình minh họa. Blog. Capterra

Chi phí tồn kho (Inventory cost)

Định nghĩa

Chi phí tồn kho trong tiếng Anh là Inventory cost. Chi phí tồn kho là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu khi dự trữ thành phẩm và nguyên liệu để phục vụ khách hàng nhanh chóng và tránh những gián đoạn trong sản xuất do thiếu nguyên vật liệu.

Cũng có thể hiểu theo cách đơn giản, chi phí tồn kho là chi phí liên quan đến việc mua sắm, lưu trữ và quản lí hàng tồn kho. Nó bao gồm các chi phí như chi phí đặt hàng, chi phí vận chuyển và chi phí dự trữ hàng tồn kho.

Đặc điểm

Chi phí tồn kho bao gồm chi phí bảo quản, bảo hiểm, hư hao hàng hóa trong kho và lãi suất phải trả cho số vốn bị trói chặt vào hàng tồn kho. Những chi phí như vậy thường tỉ lệ thuận với hàng tồn kho. Khi muốn giảm các loại chi phí này, người ta buộc phải giữ hàng hóa tồn kho ở mức thấp.

– Mặt khác, doanh nghiệp còn phải chịu chi phí đặt hàng và vận chuyển hàng hóa, chẳng hạn liên hệ với nhà cung cấp, thực hiện các giao dịch kế toán, vận chuyển, bốc dỡ và kiểm tra hàng hóa. Một số khoản trong các chi phí này không thay đổi, cho dù mức đặt hàng là bao nhiêu. Vì nhiều loại chi phí đặt hàng là chi phí cố định, cho nên để cắt giảm loại chi phí này, doanh nghiệp phải đặt hàng với khối lượng lớn cho một khoảng thời gian dài.

Tham khảo:   Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam (Recording Industry Association of Vietnam - RIAV) là gì?

– Biện pháp này đem lại cho doanh nghiệp lợi ích đó là được chiết khấu do mua hàng với khối lượng lớn. Nhưng nếu đặt hàng cho khoảng thời gian dài, mức tồn kho và chi phí sẽ cao. Vì vậy, các doanh nghiệp thường tìm cách cân đối giữa hai nhóm chi phí này để có mức chi phí tối thiểu cho hàng tồn kho.

Đồ thị minh họa

Nguồn:Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

Hình 12 chỉ ra khối lượng đặt hàng tối ưu hay kinh tế nhất, cho phép tối thiểu hóa chi phí tồn kho.

Cụ thể: Chi phí đặt hàng và vận chuyển giảm khi khối lượng đặt hàng tăng và số lần đặt hàng giảm. Nhưng khi đặt hàng với khối lượng đặt hàng lớn và số lần đặt hàng ít, mức tồn kho bình quân sẽ lớn, do vậy chi phí cũng cao hơn.

Khối lượng đặt hàng tối ưu OB tương ứng với điểm thấp nhất của đường tổng chi phí tồn kho. Trong nhiều tình huống, người ta có thể sử dụng công thức toán để xác định lượng đặt hàng tối ưu.

Nhận xét:

Tham khảo:   Trùng khớp nhu cầu (Double coincidence of want) là gì?

– Trong mô hình đơn giản của hinh 12, tổn thất do thiếu hàng tồn kho gây ra bị bỏ qua. Điều này hàm ý việc cung cấp hàng tồn kho có thể diễn ra ngay sau khi có đơn đặt hàng và vì vậy mỗi khi hàng tồn kho giảm xuống 0, người ta có thể đặt hàng và nhận được hàng ngay.

– Trên thực tế, thường có độ trễ giữa thời điểm đưa đơn hàng và thời điểm nhận được hàng, chuyển thành hàng tồn kho và các doanh nghiệp cần có đủ hàng dự trữ để đối phó với những bất trắc xảy ra. Mức dự trữ an toàn phụ thuộc vào các khoản chi phí tăng thêm có liên quan đến mức tồn kho bổ sung và tổn thất do tình trạng hết hàng tồn kho gây ra (ví dụ mất khách).

(Tài liệu tham khảo: Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân; Inventory Cost, MBA Skool)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo