20. Kinh tế học

Tối thiểu hóa thua lỗ (Loss Minimization) là gì?

(Hình minh họa: TechCentral)

Tối thiểu hóa thua lỗ

Khái niệm

Tối thiểu hóa thua lỗ trong tiếng Anh là Loss Minimization.

Tối thiểu hóa thua lỗ là một qui tắc nêu rõ rằng, một công ty giảm thiểu thiệt hại kinh tế bằng cách tạo ra sản lượng trong ngắn hạn tương đương với doanh thu biên và chi phí biên, nếu giá (P) thấp hơn tổng chi phí bình quân (ATC) nhưng cao hơn chi phí biến đổi bình quân (AVC). 

Qui tắc tối thiểu hóa thua lỗ áp dụng cho một công ty phát sinh khoản lỗ kinh tế ngắn hạn thấp hơn tổng chi phí cố định. Đó không phải là một qui tắc tuyệt đối vì nó chỉ là một giải pháp thay thế mà bất kì công ty tối đa hóa lợi nhuận nào cũng có xu hướng theo đuổi chi phí sản xuất và các điều kiện thị trường. 

Giải thích về qui tắc tối thiểu hóa thua lỗ

Tối thiểu hóa thua lỗ là một trong ba lựa chọn thay thế sản xuất trong ngắn hạn mà một công ty phải đối mặt. Hai cái còn lại là tối đa hóa lợi nhuận và ngừng sản xuất. 

Tham khảo:   Lí thuyết lợi ích đo được (Cardinal Utility Theory) là gì?

P > ATC: Tối đa hóa lợi nhuận

ATC > P > AVC: Tối thiểu hóa thua lỗ

P < AVC: Ngừng sản xuất

– Với tối đa hóa lợi nhuận, giá vượt quá chi phí bình quân ở số lượng tương đương với doanh thu biên và chi phí biên. Trong trường hợp này, công ty tạo ra lợi nhuận kinh tế.

– Khi ngừng sản xuất, giá thấp hơn chi phí biến đổi bình quân tại số lượng tương đương với doanh thu biên và chi phí biên. Trong trường hợp này, công ty phải chịu một khoản lỗ nhỏ hơn bằng cách không tạo ra sản lượng và phát sinh một khoản lỗ bằng tổng chi phí cố định. 

Trong ngắn hạn, một công ty phải chịu chi phí cố định cho dù nó có tạo ra bất kì sản lượng nào hay không. Như vậy, nếu giá thị trường giảm xuống dưới tổng chi phí bình quân, nó phải quyết định xem liệu tổn thất kinh tế từ việc sản xuất số lượng đầu ra tương đương với doanh thu biên và chi phí biên là nhiều hay ít hơn tổn thất kinh tế khi ngừng sản xuất trong ngắn hạn (bằng tổng chi phí cố định).

Tham khảo:   Hiệu quả của tái sản xuất xã hội là gì? Phân loại

Tiêu chí quan trọng cho quyết định này là giá cả so với chi phí biến đổi bình quân. 

– Nếu giá cao hơn chi phí biến đổi bình quân, công ty nhận được đủ doanh thu để trả tất cả các chi phí biến đổi cùng với một số chi phí cố định. Như vậy, tổn thất kinh tế thấp hơn tổng chi phí cố định. Công ty tốt hơn nên sản xuất số lượng tương đương với doanh thu biên và chi phí biên so với việc không tạo ra sản lượng, không nhận được doanh thu, và phát sinh một khoản lỗ bằng tổng chi phí cố định. 

– Nếu giá thấp hơn chi phí biến đổi bình quân, công ty không nhận đủ doanh thu để trả chi phí biến đổi chứ không nói đến bất kì phần nào của chi phí cố định. Như vậy, tổn thất kinh tế của hoạt động lớn hơn tổng chi phí cố định. Công ty tốt hơn nên ngừng sản xuất trong ngắn hạn, không tạo ra sản lượng và chờ đến khi giá cao hơn. 

Ví dụ về tối thiểu hóa thua lỗ

Ví dụ dưới đây minh họa tình huống tối thiểu hóa thua lỗ cho một công ty với giả thuyết cạnh tranh hoàn hảo. John là một người làm vườn đang trông bí đỏ. Giá thị trường hiện tại (đường doanh thu biên – MR) là 2,60 đô la/pound, giao với đường chi phí biên (MC) tại điểm nằm giữa đường tổng chi phí bình quân (ATC) và đường chi phí biến đổi bình quân (AVC). 

Vì giá giảm so với chi phí bình quân, John phải chịu một khoản lỗ. Tuy nhiên, vì giá vượt quá chi phí biến đổi bình quân, John chỉ phải chịu một khoản lỗ nhỏ hơn bằng cách sản xuất 6,25 pound bí đỏ so với việc ngừng sản xuất. 

(Theo amosweb)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo