20. Kinh tế học

Hệ thống nông nghiệp (Agricultural Systems) là gì? Nội dung

Hình minh hoạ (Nguồn: alltech)

Hệ thống nông nghiệp 

Khái niệm

Hệ thống nông nghiệp trong tiếng Anh được gọi là Agricultural Systems.

Hệ thống nông nghiệp là tập hợp trong không gian của các nền sản xuất và các thuật do một xã hội tiến hành để thỏa mãn các nhu cầu của mình. (Vissce và Hentgen, 1979).

Hệ thống nông nghiệp là một hệ thống với một đầu ra nông nghiệp và chứa đựng tất cả các thành phần chính. (Spedding 1975).

Có một số khái niệm tương tự với khái niệm hệ thống nông nghiệp như:

– Khái niệm hệ thống “Kinh doanh nông nghiệp” (Farming system) thường phổ biến ở các nước chịu ảnh hưởng của Mỹ.

“Hệ thống kinh doanh nông nghiệp là một phức hợp của đất đai, nguồn nước cây trồng, vật nuôi, lao động và các nguồn lợi và đặc trưng khác trong một ngoại cảnh mà gia đình nông dân quản tùy theo sở thích, khả năng và thuật có thể có” (Shaner và người khác, 1982).

– Khái niệm “Hệ thống quản nông trại” (Systemavedenya, khozaisva) bao gồm tất cả hệ thống canh tác, hệ thống cơ sở vật chất và hệ thống biện pháp quản một đơn vị sản xuất nông nghiệp, khái niệm phổ biến ở Liên Xô.

Hai khái niệm này nhấn mạnh hơn vai trò của hoạt động của con người trong hệ thống nông nghiệp chứ không nghiên cứu sự hoạt động của hệ thống.

Trong hệ thống nông nghiệp, có các hệ thống sinh học (cây trồng, vật nuôi) hoạt động theo các qui luật sinh học (trao đổi năng lượng và vật chất) và các hệ thống kinh tế (hoạt động kinh doanh) hoạt động theo các qui luật kinh tế như các xí nghiệp. 

Tham khảo:   Di cư (Emigration) là gì? Tác động của di cư đến nền kinh tế

Hai kiểu hệ thống này đan chéo lẫn nhau vì trong mỗi một hoạt động đều bao gồm cá hai mặt của luật vấn đề.

Nội dung

Hệ thống nông nghiệp về thực chất là sự hợp nhất của hai hệ thống từ trước đến nay vẫn được nghiên cứu một cách riêng rẽ.

1. Hệ sinh thái nông nghiệp, là một bộ phận của hệ sinh thái tự nhiên, bao gồm các vật sống (cây trồng, vật nuôi) trao đổi năng lượng và vật chất với ngoại cảnh tự nhiên tạo nên năng suất sơ cấp (trồng trọt) và thứ cấp (chăn nuôi) của hệ sinh thái. 

Hệ sinh thái nông nghiệp khác nhau cơ bản với hệ sinh thái tự nhiên ở chỗ chịu tác động nhiều hơn của hoạt động của con người.

2. Hệ kinh tế – xã hội, chủ yếu bao gồm sự hoạt động của con người trong hoạt động sản xuất ra toàn bộ các của cải vật chất của toàn bộ xà hội, hệ thống kinh tế nông nghiệp là một bộ phận của hệ thống kinh tế quốc dân nói chung và hệ thống xã hội nông thôn là một bộ phận của xã hội loài người nói chung. 

Trong hệ thống kinh tế xã hội nông thôn có các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp do đấy trong hệ thống nông nghiệp gần đây quan niệm rằng phải bao gồm cả các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn (công nghiệp, xây dựng, giao thông, buôn bán, dịch vụ…).

Tham khảo:   Cung trong du lịch (Tourism Supply) là gì? Yếu tố tạo thành

Giữa hệ thống nông nghiệp nông thôn và hệ thống công nghiệp – thành thị có một sự trao đổi năng lượng và vật chất. 

Sự hoạt động của hệ thống nông nghiệp – nông thôn chịu ảnh hưởng của các chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn và kinh tế nói chung. 

Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hệ thống xã hội nông thôn là hoạt động của các nhóm xã hội cùng những mối quan hệ qua lại của chúng.

Hệ thống nông nghiệp còn bao gồm các hệ phụ sau:

1. Hề phụ trồng trọt

2. Hệ phụ chăn nuôi

3. Hệ phụ chế biến và các ngành nghề phi nông nghiệp. Cũng có thể kể đến một hệ phụ khác là:

4. Hệ phụ vườn gia đình (VAC)

Tuy vậy hệ phụ vườn gia đình trong thực tế bao gồm cả một phần các hoạt động của ba hệ phụ đạo, do đấy việc tách riêng này trong cơ cấu hoạt động nông thôn hiện nay cũng không phải là cần thiết.

(Tài liệu tham khảo: Hệ thống nông nghiệp và vấn đề nghiên cứu xã hội học ở nông thôn, Xã hội học, số 1 – 1989, Giáo sư – Viện sĩ Đào Thế Tuấn)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo