22. Quản trị kinh doanh

Người làm nghề tự do (Freelancer) là ai? Lợi và hại khi trở thành một freelancer

(Ảnh gốc: Rimuut)

Freelancer

Khái niệm

Freelancer có thể tạm dịch là người làm nghề tự do.

Freelancer là một cá nhân kiếm tiền trên cơ sở theo mỗi đầu việc hoặc mỗi nhiệm vụ, thường là một công việc ngắn hạn. Freelancer không phải là nhân viên của một công ty, và do đó có thể tự hoàn thành các công việc khác nhau cùng một lúc cho các cá nhân hoặc công ty khác nhau, trừ khi hợp đồng được chỉ định làm việc riêng cho ai đó đến khi một dự án cụ thể được hoàn thành.

Trong tiếng Anh, khi tìm kiếm một công việc freelancer, nó cũng có rất nhiều cách gọi khác nhau. Chẳng hạn như Contract work, Contract job, Independent contractor, Contract consultant, Contract-to-hire,…

Đặc điểm của một freelancer

Thông thường, freelancer được coi là những người lao động độc lập và có thể làm công việc hợp đồng đó toàn thời gian hoặc như một công việc phụ cho một số công việc toàn thời gian khác.

Freelancer thường tìm đến những hợp đồng về công việc với một khoản phí được xác định trước dựa trên thời gian và nỗ lực cần thiết để hoàn thành. Phí này có thể là một khoản phí cố định hoặc khoản phí theo giờ, theo ngày, theo dự án hoặc một đơn vị tính tương tự khác. 

Một freelancer có xu hướng làm việc trong lĩnh vực dịch vụ hoặc sáng tạo, đòi hỏi sự lành nghề như: phim, nghệ thuật, thiết kế, chỉnh sửa, copywriting, hiệu đính, truyền thông, marketing, âm nhạc, diễn xuất, báo chí, chỉnh sửa và sản xuất video, đồ họa, du lịch, tư vấn, phát triển trang web, lập trình máy tính, lập kế hoạch sự kiện, nhiếp ảnh, dịch thuật, phiên dịch, dạy gia sư, phục vụ ăn uống và nhiều công việc khác.

Tham khảo:   Sản phẩm của khách sạn là gì? Phân loại

Ví dụ, một freelancer có thể là một nhà báo tự do, người phản ánh về những câu chuyện độc quyền và sau đó bán câu chuyện của mình cho bên nào trả giá cao nhất. Một ví dụ khác, có thể là nhà thiết kế web hoặc nhà phát triển ứng dụng, người làm việc một lần cho một khách hàng và sau đó chuyển sang một khách hàng khác. 

Ưu, nhược điểm khi trở thành một freelancer

Ưu điểm

Có thể kiểm soát được khối lượng công việc của mình, các khách hàng bạn làm việc cùng và thu nhập là một lợi ích lớn của freelancer. Bạn có thể xác định được những công việc sẽ đảm nhận, khách hàng nào bạn muốn làm việc cùng và mức lương nào bạn mong muốn. Tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, bạn có thể làm việc bán thời gian nhưng nhận một mức lương tương đương với công việc toàn thời gian.

Tính linh hoạt và làm việc từ xa cũng là một lợi thế. Hầu hết, một người làm nghề tự do sẽ làm việc ở các văn phòng tại nhà và làm việc theo giờ mà mình chọn. Cho dù có phải đáp ứng thời hạn hoàn thành công việc thì bạn vẫn có quyền quyết định làm lúc nào trong ngày và làm ở đâu. 

Tham khảo:   Quản lí chất lượng toàn diện (Total Quality Management - TQM) là gì?

Nhược điểm 

Đi kèm quyền kiểm soát tối thượng thì cũng là trách nhiệm cao hơn. Là một freelancer, bạn cũng là chủ doanh nghiệp của chính mình. Bạn phải tự lo liệu các vấn đề về thuế, hóa đơn, thanh toán, bảo hiểm hoặc bỏ tiền mua phần mềm và công nghệ bạn cần để hoàn thành công việc của mình. 

Thu nhập không ổn định là một nhược điểm khác của freelancer. Có tháng bạn không thiếu việc để làm, nhưng cũng có tháng bạn trở nên nhàn rỗi đến mức túng quẫn. Bạn có thể đang dựa vào một hợp đồng duy nhất với một khách hàng, nhưng sẽ là vấn đề lớn nếu như họ không cần bạn nữa. Freelancer đòi hỏi bạn phải quản lí tiền thật tốt và tìm nguồn cung ứng liên tục cho những khách hàng mới. 

(Tài liệu tham khảo: Investopedia, Flexjobs)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo