22. Quản trị kinh doanh

Phương pháp lãnh đạo doanh nghiệp là gì? Căn cứ, yêu cầu lựa chọn

Hình minh hoạ (Nguồn: storia)

Phương pháp lãnh đạo doanh nghiệp

Khái niệm

Phương pháp lãnh đạo doanh nghiệp là tổng thể các cách thức tác động có chủ đích và có thể có của người lãnh đạo lên nhu cầu và động cơ làm việc của con người cùng với các nguồn lực khác của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu quản trị đề ra.

Vai trò

Phương pháp lãnh đạo có vai trò quan trọng trong quản trị. Quá trình quản trị là quá trình thực hiện các chức năng quản trị theo những nguyên tắc quản trị. 

Nhưng các nguyên tắc đó chỉ được vận dụng và được thể hiện thông qua các phương pháp lãnh đạo nhất định. Vì vậy, vận dụng các phương pháp lãnh đạo là một nội dung cơ bản của hoạt động quản trị. 

Mục tiêu, nhiệm vụ của quản trị chỉ được thực hiện thông qua tác động của các phương pháp lãnh đạo. 

Trong những điều kiện nhất định, các phương pháp lãnh đạo có tác động quan trọng đến sự thành công hay thất bại của việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ. 

Vai trò quan trọng của các phương pháp lãnh đạo còn ở chỗ nhằm khơi dậy những động lực, kích thích tính năng động, sáng tạo của con người và tiềm năng của doanh nghiệp cũng như các tiềm năng, các cơ hội có lợi bên ngoài.

Tham khảo:   Hoạch định chiến lược PR (Strategic planning for Public Relations)

Đặc điểm

Phương pháp lãnh đạo là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ qua lại giữa chủ thể với đối tượng và khách thể, tức là mối quan hệ giữa những con người cụ thể, sinh động với tất cả sự phức tạp của đời sống. 

Vì vậy, các phương pháp lãnh đạo mang tính chất hết sức đa dạng và phong phú, đó là vấn đề cần phải đặc biệt lưu ý trong quản trị, vì nó chính là bộ phận năng động nhất của hệ thống quản trị. 

Phương pháp lãnh đạo thường xuyên thay đổi trong từng tình huống cụ thể, tuỳ thuộc vào đặc điểm của đối tượng cũng như năng lực, kinh nghiệm của người lãnh đạo.

Căn cứ, yêu cầu lựa chọn phương pháp lãnh đạo

Việc lựa chọn phương pháp lãnh đạo tuỳ thuộc vào bản thân các nhà lãnh đạo, nhưng đó không phải là việc lựa chọn tuỳ tiện mà nó tuỳ thuộc vào các căn cứ, ràng buộc nhất định.

1. Trước tiên phương pháp lãnh đạo tuỳ thuộc khả năng chấp thuận của người chịu sự tác động của phương pháp. 

Nếu các phương pháp lãnh đạo đưa ra khiến người phải thực hiện các tác động của các phương pháp đó không đồng thuận, không ưa thích thì sẽ khó có tác động tích cực cho việc quản trị.

Tham khảo:   Mô hình SWOT và ứng dụng trong kinh doanh

2. Các phương pháp lãnh đạo phải hướng người bị tác động vào việc thực hiện tốt mục tiêu chung của tổ chức cũng như của mỗi cá nhân, nhờ đó đem lại hiệu quả cao, đáp ứng tốt các mong muốn của con người trong tổ chức.

3. Các phương pháp lãnh đạo phải căn cứ vào thực trạng hiện hữu của tổ chức, nhờ đó nó trở thành hiện thực thực tế trong quá trình quản trị, chứ không phải là các việc làm chủ quan, không tưởng chỉ có giá trị nhất thời.

4. Các phương pháp lãnh đạo phải phù hợp với xu thế phát triển khách quan của lịch sử, đó là quá trình kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh và hội nhập toàn cầu hóa, đó là các thông lệ quốc tế mà mọi quốc gia đều đã cam kết.

(Tài liệu tham khảo: Tâm lí học lãnh đạo và quản lí, PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo