22. Quản trị kinh doanh

Biểu trưng doanh nghiệp là gì? Mục đích và phân loại

Biểu trưng doanh nghiệp là gì? Mục đích và phân loại - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: ghanatalksbusiness)

Biểu trưng doanh nghiệp

Khái niệm

Biểu trưng là bất kì thứ gì có thể được sử dụng làm phương tiện thể hiện nội dung của văn hoá công ty – triết , giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy – nhằm hỗ trợ các thành viên trong quá trình nhận thức hoặc để phản ánh mức độ nhận thức của thành viên và của toàn tổ chức.

Mục đích

Biểu trưng văn hoá doanh nghiệp thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, phong phú, đa dạng tuỳ theo sự sáng tạo của mỗi tổ chức, doanh nghiệp nhằm hai mục đích sau: 

– Thể hiện những giá trị, triết , nguyên tắc mà tổ chức, doanh nghiệp muốn thể hiện và mong muốn được các đối tượng hữu quan nhận biết một cách đúng đắn; 

– Hỗ trợ cho những đối tượng hữu quan bên trong trong quá trình nhận thức và thực hiện khi ra quyết định và hành động.

Phân loại

– Các biểu trưng trực quan

Các biểu trưng được sử dụng để thể hiện nội dung của văn hoá công ty gọi là các những biểu trưng trực quan.

Chúng thường là biểu trưng được thiết kế để dễ nhận biết bằng các giác quan (nhìn thấy, nghe thấy hoặc sờ thấy).

Tham khảo:   Mật mã Holland (Holland Codes) là gì?

Các biểu trưng trực quan điển hình bao gồm: 

(1) đặc điểm kiến trúc – là phong cách, màu sắc, kiểu dáng kiến trúc, thiết kế; 

(2) nghi thức đặc trưng, hành vi, trang phục, lễ nghi, quy định, nội qui…; 

(3) biểu trưng ngôn ngữ, khẩu hiệu, từ ngữ đặc trưng; 

(4) biểu trưng phi-ngôn ngữ, biểu tượng, lo-gô, linh vật…; 

(5) mẩu chuyện, tấm gương, giai thoại, huyền thoại, nhân vật điển hình…; 

(6) ấn phẩm, tài liệu văn hoá doanh nghiệp, chương trình quảng cáo, tờ rơi, bảo hành, cam kết…; 

(7) truyên thống, giá trị, nề nếp, hành vi, tấm gương… trong quá khứ cần gìn giữ, tôn tạo, phát huy.

– Các biểu trưng phi – trực quan

Nhận thức và sự thay đổi nhận thức diễn ra thường xuyên trong mỗi cá nhân, chúng rất khó nhận thấy được bằng những biểu hiện trực quan.

Chúng chỉ có thể cảm nhận được thông qua những biểu hiện về trạng thái tình cảm và hành vi.

Các biểu trưng phi-trực quan là những dấu hiệu đặc trưng thể hiện mức độ nhận thức đạt được ở các thành viên và những người hữu quan về văn hoá công ty.

Tuỳ theo mức độ nhận thức, trạng thái biểu cảm và tính chủ động trong hành vi, các biểu trưng phi – trực quan có thể được chia thành bốn cấp độ từ thấp đến cao là:

Tham khảo:   Liên kết theo chiều dọc (Vertical Integration) là gì? Ưu điểm và nhược điểm

(1) Giá trị, biết những việc cần phải làm, những yêu cầu cần đápứng, những hành vi cần thực hiện, những qui định cần tuân thủ;

(2) Thái độ, hiểu được ý nghĩa của những việc cần phải làm, những yêu cầu cần đáp ứng, những hành vi cần thực hiện, những qui định cần tuân thủ;

(3) Niềm tin, thấy được lợiích/giá trị của những việc cần phải làm, những yêu cầu cần đáp ứng, những hành vi cần thực hiện, những qui định cần tuân thủ đối với bản thân và mọi người;

(4) Nguyên tắc, coi việc thực hiện của những việc cần phải làm, những yêu cầu cần đáp ứng, những hành vi cần thực hiện, những qui định cần tuân thủ là cách hành động đúng đắn, tốt nhất đối với bản thân.

(Tài liệu tham khảo: Văn hoá Doanh nghiệp, PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo