22. Quản trị kinh doanh

Đề nghị giao kết hợp đồng là gì? Yêu cầu

Hình minh hoạ (Nguồn: videohive)

Đề nghị giao kết hợp đồng

Khái niệm

Đề nghị giao kết hợp đồng bản chất là ý chí của một bên chủ thể, mong muốn xác lập hợp đồng với chủ thể khác theo những điều kiện xác định. 

Từ qui định tại Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015, đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (gọi chung là bên được đề nghị). 

Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

Bộ luật Dân sự 2015 cũng như Luật Thương mại 2005 đều không qui định về hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng nhưng về nguyên tắc, hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng phải phù hợp với hình thức của hợp đồng. 

Theo đó, đề nghị giao kết hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc kết hợp giữa các hình thức này.

Tham khảo:   Mô hình tổ chức lao động theo chức năng (Functional structures) trong tổ chức sự kiện là gì?

Yêu cầu thoả mãn

Ý chí của một bên chủ thể chỉ được coi là đề nghị giao kết hợp đồng khi thỏa mãn những dấu hiệu chủ yếu sau:

– Đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện ý chí mong muốn giao kết của bên đề nghị gửi tới bên được đề nghị. Nội dung của đề nghị cần mang tính xác định, mô tả những nội dung chủ yếu của hợp đồng.

– Đề nghị giao kết hợp đồng phải được gửi đến chủ thể xác định hoặc gửi đến công chúng. Nếu theo Bộ luật Dân sự năm 2005, đề nghị giao kết hợp đồng phải được gửi đến một bên xác định cụ thể thì hiện nay, đề nghị giao kết hợp đồng cũng có hiệu lực nếu được gửi tới công chúng. 

Điều này làm cho ranh giới giữa đề nghị giao kết hợp đồng với những quảng cáo thông thường trở nên khó xác định hơn. 

Và đây là căn cứ để xác định lời đề nghị giao kết hợp đồng của cá nhân, doanh nghiệp quảng cáo bằng tờ rơi, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên điện thoại di động hoặc qua email của cá nhân nếu nội dung quảng cáo đó chứa đựng các dấu hiệu của lời đề nghị thì tổ chức, cá nhân đã đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung cam kết đó. 

Tham khảo:   Ra quyết định (Making decision) là gì? Trình tự ra quyết định

Trường hợp này tương đồng với qui định của một số nước trên thế giới liên quan đến đề nghị giao kết đối với công chúng.

– Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình. Sự ràng buộc của đề nghị được hiểu rằng trong thời hạn đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực, nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng với người thứ ba thì phải bồi thường thiệt hại cho người được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng khi có thiệt hại phát sinh.

(Tài liệu tham khảo: Luật Kinh tế, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo