22. Quản trị kinh doanh

Bán phòng vượt ngưỡng (Overbooking) là gì? Ưu và nhược điểm

Hình minh hoạ (Nguồn: iranhotelonline)

Bán phòng vượt ngưỡng

Khái niệm

Bán phòng vượt ngưỡng trong tiếng Anh được gọi là Overbooking.

Bán phòng vượt ngưỡng là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng đặt phòng tăng đột biến, vượt quá tổng số phòng sẵn có và khách sạn hết phòng phục vụ khách.

Bán phòng vượt ngưỡng là tình trạng số phòng được khách đặt trước vượt quá tổng số phòng mà khách sạn có sẵn trong cùng một thời gian.

Nói cách khác, đó chính là số lượng phòng cần bổ sung để khách sạn có thể đạt được 100% công xuất cho thuê phòng. Bán phòng vượt ngưỡng là một chiến lược quản lí doanh thu giúp tối đa hoá tổng công suất và tăng doanh thu phòng.

(Theo setupmyhotel.com)

Bán phòng vượt ngưỡng giúp thúc đẩy hiệu suất đặt phòng, tối đa hóa lợi nhuận cho khách sạn nhưng đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ và hình ảnh của doanh nghiệp.

Một ví dụ minh họa cho tình trạng Overbooking: Chẳng hạn khi khách sạn có 100 phòng và hiện tại nhân viên đã bán hết phòng. 

Nhưng theo dự đoán của khách sạn, sẽ có 10% khách hàng (tương đương 10 phòng) hủy phòng (noshow) vì nhiều do khác nhau. Do đó, khách sạn tiếp tục bán thêm 10 phòng. 

Tham khảo:   Mô hình tổ chức theo chức năng (Functional organizational structure) là gì? Ưu và nhược điểm

Từ đó, dẫn đến Overbooking. Khách sạn bán vượt quá số lượng phòng hiện có khiến không đủ phòng cho khách, buộc khách phải ở ghép hoặc rời đi. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách sạn.

Ưu, nhược điểm của Bán phòng vượt ngưỡng

Ưu điểm 

– Overbooking giúp khách sạn phòng ngừa rủi ro với những khách hàng không đến hoặc hủy phòng và đạt được tỉ lệ chiếm chỗ 100%.

– Nhanh chóng tối đa hóa doanh thu dự kiến

– Doanh thu và lợi nhuận tăng nhanh chóng

– Rủi ro thấp và cơ hội tăng lợi cao

– Tiền bồi thường cho khách rẻ hơn giữ một phòng trống

– Các qui tắc từ chối đã được xác định trước và khách có thể chấp nhận được.

Nhược điểm 

– Không đáp ứng kì vọng của khách hàng, khiến khách hàng bất mãn và có ấn tượng không tốt với khách sạn.

– Khách hàng sẽ để lại các phản hồi tiêu cực trên internet, mạng xã hội, website chính thức, Lodginglists và đánh giá từ các OTA.

– Mất phòng cùng với một số doanh thu tiềm năng từ các dịch vụ khác

Tham khảo:   Năng lực cạnh tranh (Competitiveness) của ngân hàng thương mại là gì?

– Làm giảm hoặc mất đi khách hàng trung thành

– Làm mất hình ảnh, danh tiếng của khách sạn

– Mất các khách hàng ra đi cả hiện tại lẫn tương lai

– Truyền miệng những thông tin tiêu cực về khách sạn

– Nếu bồi thường cho khách hàng không thích hợp có thể gây ra nguy cơ tổn thất tài chính đáng kể.

(Tài liệu tham khảo: Quản trị Nhà hàng Khách sạn, Trường trung cấp Kinh tế – Du lịch, TP Hồ Chí Minh)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo