22. Quản trị kinh doanh

Phương pháp loại trừ (Exclusion Methods) trong phân tích hoạt động kinh doanh là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: edx)

Phương pháp loại trừ trong phân tích hoạt động kinh doanh

Khái niệm

Phương pháp loại trừ trong tiếng Anh được gọi là Exclusion Methods.

Trong phân tích kinh doanh, để có cơ sở đánh giá, nhận xét đúng thì vấn đề quan trọng và rất được quan tâm nghiên cứu là các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng và lượng hoá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh. 

Phương pháp thường được sử dụng để lượng hoá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là phương pháp loại trừ.

Loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh, bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. 

Chẳng hạn, khi phân tích chỉ tiêu tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm có thể qui về sự ảnh hưởng của hai nhân tố:

– Lượng hàng hoá bán ra được tính bằng đơn vị tự nhiên (cái, chiếc…) hoặc đơn vị trọng lượng (tấn, tạ, kg…).

– Giá bán ra của một đơn vị sản phẩm hàng hoá tiêu thụ được tính bằng đơn vị tiền.

Phương pháp 

Cả hai nhân tố trên cùng đồng thời ảnh hưởng đến tổng doanh thu, nhưng để xác định mức độ ảnh hưởng của một nhân tố này phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. Muốn vậy có thể thực hiện bằng hai cách sau đây:

Tham khảo:   Phương pháp số chênh lệch là gì? Quá trình thực hiện và ví dụ minh họa

– Cách thứ nhất: Có thể dựa vào phép thay thế sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố và được gọi là phương pháp “Thay thế liên hoàn”.

– Cách thứ hai: Có thể đưa trực tiếp vào mức biến động của từng nhân tố và được gọi là phương pháp “Số chênh lệch”.

Phương pháp thay thế liên hoà

Với phương pháp “thay thế liên hoàn”, chúng ta có thể xác định được ảnh hưởng của các nhân tố thông qua việc thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. 

Khi thực hiện phương pháp này cần quán triệt các nguyên tắc sau:

– Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ẩnh hưởng với chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng; trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hay chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước đến nhân tố thứ yếu.

– Lần lượt thay thế, nhân tố lượng được thay thế trước rồi đến nhân tố chất; nhân tố được thay thế thì lấy giá trị thực tế, nhân tố chưa được thay thế thì giữ nguyên kì gốc; nhân tố đã được thay thế thì lấy giá trị thực tế, cứ mỗi lần thay thế tính ra giá trị của lần thay thế đó.

Tham khảo:   Cấu trúc thương hiệu (Brand Architecture) là gì? Tầm quan trọng

Lấy kết quả tính được trừ đi kết quả lần thay thế trước nó ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kì gốc).

– Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đối tượng phân tích (là số chênh lệch giữa phân tích và gốc).

Phương pháp số chênh lệch

Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặt biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, nó tôn trọng đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp thay thế liên hoàn. 

Nó khác ở chỗ sử dụng chênh lệch giữa phân tích với gốc của từng nhân tố để xác định ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích.

(Tài liệu tham khảo: Phân tích hoạt động kinh doanh,TS. Trịnh Văn Sơn, Đại học Huế, Trường Đại học Kinh tế)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo