22. Quản trị kinh doanh

Thương hiệu phụ (Sub-brand) là gì? Các vấn đề xung quanh thương hiệu

Thương hiệu phụ 

Khái niệm

Thương hiệu phụ hay thương hiệu con trong tiếng Anh được gọi là Sub-brand.

Thương hiệu phụ là những thương hiệu được sinh ra từ thương hiệu chính để tạo ra một dòng sản phẩm khác. 

Những thương hiệu mới này đến một lúc nào đó đủ lớn sẽ mạnh ngang bằng với thương hiệu mẹ (thương hiệu song song). 

Ví dụ điển hình như Pentium hay Duo Core là những thương hiệu con của Intel. Giai đoạn đầu khi mới tung ra thị trường rất ít người biết đến thương hiệu này. Nhưng cùng với thời gian, Pentium, Duo Core đã trở thành một dòng sản phẩm riêng của Tập đoàn Intel.

Các vấn đề

Vấn đề các doanh nghiệp cần quan tâm là khi nào nên bỏ tiền ra để đẩy thương hiệu con lớn lên bằng thương hiệu mẹ ? 

Các nhà hoạch định chiến lược thương hiệu sẽ không khó khăn để nhận ra rằng, khi thương hiệu mẹ có những dấu hiệu suy yếu, thể hiện bằng doanh số, thị phần sụt giảm thì đó là lúc phải tìm cách quảng bá cho những thương hiệu con để giành lại niềm tin của người tiêu dùng.

Doanh nghiệp cũng nên đầu tư để phát triển một thương hiệu mới khi có những cơ sở để chứng minh triển vọng sáng lạn của một nhãn hàng, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng doanh số, thị phần, lợi nhuận…

Tham khảo:   Quyền hạn trực tuyến (Line authority) trong tổ chức là gì?

Cũng giống như trong gia đình, bố mẹ sẽ không tiếc tiền để đầu tư cho con cái học hành khi thấy chúng có tố chất thông minh, ham học hỏi. 

Nhiều khác du lịch đến Việt Nam đã rất bất ngờ khi biết rằng bia 333 là một sản phẩm của công ty bia Sài Gòn. 

Với tốc độ tăng trưởng lớn mạnh như hiện nay, thương hiệu này còn nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa trong tương lai, chẳng hạn như việc tung ra dòng sản phẩm bia 333 đóng chai hoặc các sản phẩm bia phục vụ cho ngày lễ tết…sẽ tạo ra một sức sống mới cho thương hiệu.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm

– Các thương hiệu phụ thành công có thể giúp quảng cáo và tăng cường cho thương hiệu mẹ. Thiết lập lòng trung thành và niềm tin thương hiệu của người tiêu dùng. 

– Người tiêu dùng tin tưởng một thương hiệu chính khả năng lớn sẽ dùng thử một sản phẩm mới dưới thương hiệu chính.

Nhược điểm

Một số nhược điểm của việc xây dựng thương hiệu phụ bao gồm 

– Các chi phí để tiếp thị, quảng cáo và duy trì thương hiệu mới.

Tham khảo:   Chiến lược phòng thủ (Defensive Strategies) là gì? Nội dung chiến lược

– Đôi khi, các thương hiệu phụ có thể không thành công. Thất bại này có thể tác động tiêu cực đến thương hiệu mẹ và ảnh hưởng đến lòng trung thành, niềm tin của khách hàng cũng như doanh nghiệp. 

– Trải nghiệm khách hàng không tốt cũng có thể dẫn đến sự mờ nhạt của hình ảnh thương hiệu phụ và thương hiệu mẹ.

– Các thương hiệu phụ cũng có thể yêu cầu tái cấu trúc doanh nghiệp để phù hợp với thương hiệu mới và bản sắc của nó. 

Có thể có sự nhầm lẫn giữa thương hiệu chính và nhận diện thương hiệu phụ. Sự nhầm lẫn này góp phần làm loãng sức mạnh và bản sắc của thương hiệu chính.

(Theo brogan)

(Tài liệu tham khảo: Thương hiệu phụ, ĐH Duy Tân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo