22. Quản trị kinh doanh

Phân quyền và ủy quyền (Decentralization and Delegation) trong năng lực lãnh đạo

howtodelegating*1200xx3621-2036-0-682

Hình minh họa. Nguồn: bizjournals

Năng lực phân quyền và ủy quyền

Khái niệm

Sự phân quyền trong tiếng Anh là decentralization, sự ủy quyền trong tiếng Anh là delegation hoặc authority

Phân quyền, ủy quyền là các phạm trù quen thuộc đối với bất kì xã hội dân chủ nào. Về bản chất, phân quyền, ủy quyền là việc chuyển giao quyền lực từ trên xuống dưới. Nói cách khác, phân quyền, ủy quyền là quá trình trao quyền của lãnh đạo của cấp dưới để cấp dưới có đủ quyền hạn thực thi thành công nhiệm vụ được giao của mình. 

Nhà lãnh đạo tài tình thường xây dựng lực lượng bằng cách trao quyền hợp lí cho các thuộc cấp của mình. Hai học giả Conger & Kanungo (1988) cho rằng trao quyền (empowerment) chính là phương thức động viên, khuyến khích nội tại (intrinsic motivation) làm cho cấp dưới cảm thấy rằng họ được tôn trọng và đánh giá cao.

Lợi ích của trao quyền

Trao quyền tạo ra cảm giác tin tưởng, được khích lệ đối với cấp dưới, nhờ vậy, cấp dưới sẽ nỗ lực hết mình trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì vậy, trong nghiên cứu của mình, các học giả P. Block (1987), Howard (1998), K. W. Thomas & Velthouse (1990) đã chỉ ra các lợi ích tiềm tàng sau đây của trao quyền:

– Tạp ra sự cam kết cao hơn đối với tổ chức, doanh nghiệp của cấp dưới

Tham khảo:   Kế hoạch sở hữu cổ phiếu của nhân viên (ESOP) là gì?

– Tạo sự khởi đầu nhanh và mạnh khi thực hiện công việc của cấp dưới

– Tạo sự kiên trì và nhất quán cao khi gặp phải khó khăn của cấp dưới

– Tạo tinh thần học hỏi và đổi mới cao hơn đối với cấp dưới

– Tạo sự lạc quan hơn trong việc đi tới mục tiêu của cấp dưới

– Tiết kiệm thời gian và công sức trong việc giải quyết những vấn đề tác nghiệp

Trong thực tiễn, có nhiều nhà lãnh đạo không thích trao quyền cho cấp dưới. Nguyên nhân không trao quyền cho cấp dưới thì có nhiều, song tựu chung lại có thể nhóm lại thành hai lí do chính là: (1) các nhà lãnh đạo không tin tưởng cấp dưới của mình và (2) các nhà lãnh đạo sợ bị ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân của chính họ. 

Sự khác biệt giữa phân quyền và ủy quyền

Phân quyền và ủy quyền có một số điểm khác nhau cơ bản sau:

– Về tính chất, nếu như phân quyền được áp dụng cho các mảng, các mặt, các lĩnh vực hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp thì ủy quyền thường được áp dụng cho từng vụ việc.

– Về thời gian, nếu như phân quyền thường có thời hạn hiệu lực theo nhiệm kì của lãnh đạo thì thời hạn hiệu lực của ủy quyền thường chỉ theo từng vụ việc cụ thể.

Tham khảo:   Thuyết trao đổi lãnh đạo - thành viên (Leader - Member Exchange Theory - LMX) trong quản lí là gì?

– Về mức độ quyền được trao, đối với ủy quyền có ba mức độ quyền hạn được cắt chuyển xuống dưới: (1) Ủy quyền toàn bộ, (2) Ủy quyền từng bước và (3) Ủy quyền có giới hạn.

Đây là ba cung bậc của ủy quyền, theo trật tự này, càng về sau, mức độ quyền hạn được chuyển giao xuống dưới càng giảm và sự can thiệp của cấp trên đối với cấp dưới khi thực thi công việc càng tăng.

Lợi ích của năng lực phân quyền, ủy quyền

Nhà lãnh đạo chắc chắn không được khen ngợi nếu như tự mình làm mọi thứ. Phân quyền, ủy quyền cũng làm tăng vị thế và quyền hành của nhà lãnh đạo. Nếu nhà lãnh đạo tin cậy nhân viên của mình thì họ ngược lại sẽ gắn bó với nhà lãnh đạo. Do vậy, phân quyền, ủy quyền không chỉ mang lại lợi ích cho cấp dưới, cho tổ chức, cho doanh nghiệp, cho toàn xã hội mà còn mang lại lợi ích cho chính lãnh đạo.

(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo