24. Kinh doanh thương mại

Kinh tế biển (Ocean Economy) là gì? Qui hoạch và phát triển kinh tế biển

Kinh tế biển (Ocean Economy) (Ảnh: OECD)

Kinh tế biển (Ocean Economy)

Kinh tế biển – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Ocean Economy.

Kinh tế biển, hay còn được gọi là kinh tế đại dương, kinh tế xanh (blue economy) là nền kinh tế tập trung khai thác các nguồn lợi từ đại dương dựa trên sự đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển, các loài sinh vật và tài nguyên dưới đáy biển nhưng đồng thời đáp ứng nhiệm vụ bảo tồn, phát triển để tạo ra giá trị kinh tế bền vững lâu dài.

Nền kinh tế biển ước tính có thể mang lại 3000 – 6000 tỉ USD/ năm và tạo việc làm cho hơn 3 tỉ người trên thế giới. (Theo United Nations Conference on Trade and Development – UNCTAD)

Qui hoạch phát triển kinh tế biển

1. Căn cứ lập qui hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:

a) Chiến lược, qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia;

b) Định hướng chiến lược phát triển bền vững và chiến lược biển;

c) Đặc điểm, vị trí địa , qui luật tự nhiên của các vùng biển, vùng ven biển và hải đảo;

Tham khảo:   Công ước CMR (CMR Convention) là gì?

d) Kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển; thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của cả nước, của vùng và của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương;

đ) Giá trị tài nguyên và mức độ dễ bị tổn thương của môi trường biển;

e) Nguồn lực để thực hiện qui hoạch.

2. Nội dung qui hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:

a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và hiện trạng khai thác, sử dụng biển;

b) Xác định phương hướng, mục tiêu và định hướng sử dụng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển;

c) Phân vùng sử dụng biển cho các mục đích phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái và đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên biển;

Tham khảo:   Tổn thất riêng (Particular Average) trong bảo hiểm vận tải quốc tế là gì?

d) Xác định vị trí, diện tích và thể hiện trên bản đồ các vùng sử dụng mặt biển, đáy biển, đảo;

đ) Xác định cụ thể các vùng bờ biển dễ bị tổn thương như bãi bồi, vùng bờ biển xói lở, rừng phòng hộ, đất ngập nước, cát ven biển, xác định vùng đệm và có các giải pháp quản , bảo vệ phù hợp;

e) Giải pháp và tiến độ thực hiện qui hoạch. (Theo Luật biển Việt Nam năm 2012)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo