24. Kinh doanh thương mại

Nghị định EDSM (Enhanced Disputes Settlement Mechanism) là gì?

Nghị định EDSM (Enhanced Disputes Settlement Mechanism) (Nguồn: ASEAN STUDIES CENTER UGM)

Nghị định EDSM (Enhanced Disputes Settlement Mechanism)

Nghị định EDSM – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Enhanced Disputes Settlement Mechanism, viết tắt là EDSM.

Nghị định EDSM hay còn được gọi là hiệp định thư ASEAN về Tăng cường Cơ chế Giải quyết Tranh chấp, được các nước ASEAN kí kết và có hiệu lực kể từ ngày 29/11/2004. 

Nghị định EDSM gồm 21 Điều khoản và 2 Phụ lục, qui định về qui trình, thủ tục giải quyết tranh chấp trong Hiệp định khung về Tăng cường Hợp tác Kinh tế ASEAN và các Hiệp định kinh tế của ASEAN được liệt kê cụ thể trong ADSM. (Theo ASEAN STUDIES CENTER UGM)

Nội dung của nghị định EDSM

Phạm vi áp dụng

1. Các qui định và thủ tục của Nghị định EDSM được áp dụng đối với các tranh chấp phát sinh theo các qui định về tham vấn và giải quyết tranh chấp của Hiệp định AFTA cũng như các hiệp định liên quan.

2. Các qui định và thủ tục của nghị định EDSM được áp dụng phù hợp với các qui định và thủ tục về giải quyết tranh chấp chuyên biệt hoặc bổ sung khác trong các hiệp định liên quan. 

Tham khảo:   Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh là gì? Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

Trong trường hợp có sự khác nhau giữa các qui định và thủ tục của nghị định EDSM với các qui định và thủ tục chuyên biệt hoặc bổ sung trong các hiệp định liên quan thì ưu tiên áp dụng các qui định chuyên biệt hoặc bổ sung đó. 

3. Các qui định của nghị định EDSM không hạn chế việc các nước thành viên sử dụng các diễn đàn khác để giải quyết các tranh chấp liên quan đến các nước thành viên khác. Nước thành viên có tranh chấp có thể sử dụng các diễn đàn giải quyết tranh chấp khác ở bất cứ giai đoạn nào trước khi một bên yêu cầu Hội nghị quan chức kinh tế cấp cao (SEOM) thành lập Ban Hội thẩm theo qui định.

Giám sát thi hành 

1. SEOM sẽ giám sát việc thi hành nghị định EDSM và các qui định về tham vấn và giải quyết tranh chấp của các hiệp định liên quan, trừ khi có qui định khác trong hiệp định liên quan đó. 

Theo đó, SEOM có quyền thành lập Ban Hội thẩm, thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, giám sát việc thi hành các kết luận và khuyến nghị trong báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm đã được SEOM thông qua và cho phép tạm ngừng ưu đãi và các nghĩa vụ khác theo các hiệp định liên quan. 

Tham khảo:   Nhà xuất khẩu mới (New Exporter) là gì? Rà soát nhà xuất khẩu mới

2. Các bên sẽ thông báo cho SEOM và các cơ quan có liên quan khác của ASEAN biết về các giải pháp mà các bên đã nhất trí đối với các tranh chấp được chính thức nêu ra theo các qui định về tham vấn và giải quyết tranh chấp trong các hiệp định liên quan. (Theo Enhanced Disputes Settlement Mechanism – EDSM, VCCI)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo