25. Kế toán - Kiểm toán

Thực hành kiểm toán (Auditing practice) là gì? Nguyên tắc thực hiện

Hình minh hoạ (Nguồn: elearningindustry)

Thực hành kiểm toán 

Khái niệm

Thực hành kiểm toán trong tiếng Anh được gọi là auditing practice.

Thực hành kiểm toán là quá trình thực hiện đồng bộ các công việc đã ấn định trong kế hoạch, chương trình kiểm toán. 

Thực chất của quá trình này là Kiểm toán viên áp dụng các phương pháp kiểm toán để thu thập, đánh giá các bằng chứng kiểm toán theo kế hoạch và chương trình kiểm toán đã thiết kế. 

Nguyên tắc thực hiện

Để đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu đã đề ra, Kiểm toán viên phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

– Thứ nhất: Kiểm toán viên phải tuyệt đối tuân thủ chương trình kiểm toán đã được xây dựng. Trong mọi trường hợp, kiểm toán viên không được tự ý thay đổi chương trình. 

Chương trình kiểm toán là sản phẩm của giai đoạn 1 của cuộc kiểm toán, nó đã được chuẩn bị kĩ lưỡng bởi các Kiểm toán viên có trình độ tương xứng dựa vào mục tiêu và đặc điểm của đối tượng kiểm toán.

Vì vậy nó là sự chỉ dẫn rất tốt cho những người thực hiện, đồng thời là cơ sở đảm bảo cuộc kiểm toán đạt được yêu cầu đã đề ra.

– Thứ hai: Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thường xuyên ghi chép những phát giác, những nhận định về các nghiệp vụ, các con số các sự kiện… nhằm tích luỹ bằng chứng, nhận định cho những kết luận kiểm toán và loại trừ những ấn tượng, nhận xét ban đầu không chính xác về nghiệp vụ, các sự kiện thuộc đối tượng kiểm toán.

Tham khảo:   Giá trị thuần có thể thực hiện được (Net Realizable Value - NRV) là gì?

– Thứ ba: Định kì tổng hợp kết quả kiểm toán (trên các bảng tổng hợp) để nhận rõ mức độ thực hiện so với khối lượng công việc chung.

Trong kế hoạch kiểm toán tổng thể, người phụ trách chung công tác kiểm toán sẽ nêu rõ thời hạn kiểm toán cho từng phần hành. 

Vì vậy, để đảm bảo tiến độ chung cho cuộc kiểm toán, các Kiểm toán viên cần phải tổng hợp kết quả kiểm toán định kì để đảm bảo kế hoạch kiểm toán được diễn ra đúng theo kế hoạch.

– Thứ tư: Mọi điều chỉnh về nội dụng, phạm vi, trình tự kiểm toán… đều phải có ý kiến thống nhất của người phụ trách chung công việc kiểm toán (chủ thể) và người kí thư mời và hợp đồng kiểm toán (khách hàng) – nếu có. 

Mức độ pháp lí của những điều chỉnh này phải tương ứng với tính pháp lí trong lệnh kiểm toán hoặc hợp đồng kiểm toán.

Khi các Kiểm toán viên trong đoàn kiểm toán nhận thấy có các sự kiện không mong muốn hay không phát hiện được khi lập kế hoạch kiểm toán thì các Kiểm toán viên phải thông báo cho người phụ trách công tác kiểm toán. 

Tham khảo:   Kĩ thuật điều tra (Inquiry procedures) trong thu thập bằng chứng kiểm toán là gì?

Sự khác biệt này có thể dẫn tới việc phải điều chỉnh từ kế hoạch chiến lược cho tới kế hoạch tổng thể và theo đó dẫn tới sự thay đổi trong nội dung, lịch trình phạm vi của các thủ tục kiểm toán đã được lập.

Ví dụ: Khi thu thập thông tin ban đầu cho cuộc kiểm toán tài chính năm 2013 tại ngân hàng VPB, Kiểm toán viên không có thông tin về việc từ chức của Tổng giám đốc ngân hàng. Đây là dấu hiệu thể hiện ngân hàng có thể không còn hoạt động liên tục được. 

Vì vậy, Kiểm toán viên đã thông báo cho người phụ trách chung công tác kiểm toán. 

Nội dung của cuộc kiểm toán đã được sửa đổi, trong đó có bổ sung những thủ tục kiểm toán nhằm đánh giá sự việc đó có ảnh hưởng như thế nào đến ngân hàng, tìm hiểu nguyên nhân của sự từ chức và khoanh vùng các rủi ro có thể có từ sự việc này.

(Tài liệu tham khảo: Tổ chức kiểm toán, ĐH Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo