25. Kế toán - Kiểm toán

Kĩ thuật quan sát (Observation procedures) trong thu thập bằng chứng kiểm toán là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: uhyhn)

Kĩ thuật quan sát trong thu thập bằng chứng kiểm toán 

Khái niệm

Kĩ thuật quan sát trong tiếng Anh được gọi là Observation procedures.

Kĩ thuật quan sát là một trong các kĩ thuật thường được sử dụng trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán.

– Kĩ thuật quan sát là phương pháp được sử dụng để đánh giá một thực trạng hay hoạt động của đơn vị được kiểm toán. 

Phương pháp này có thể hiểu một cách đơn giản là xem xét tận mắt các công việc. Ví dụ quan sát việc thực hiện thủ tục kiểm soát khi xuất hàng hóa ra khỏi doanh nghiệp.

– Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin xác thực mà các kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình. (Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500)

Bằng chứng kiểm toán có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng quyết định tới thành công của cuộc kiểm toán. 

Đối với một số tổ chức kiểm toán như kiểm toán độc lập và kiểm toán Nhà nước, bằng chứng kiểm toán còn là cơ sở để giám sát chất lượng hoạt động của các kiểm toán viên trong thực hiện kiểm toán.

Tham khảo:   Luân chuyển chứng từ kế toán ngân hàng (Rotation Of Bank Accounting Vouchers) là gì?

Yêu cầu về bằng chứng kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán phải thỏa mãn hai yêu cầu cơ bản là sự đầy đủ và tính thích hợp

– Tính thích hợp (Hiệu lực)

Là khái niệm dùng để chỉ độ tin cậy hay chất lượng của bằng chứng kiểm toán yếu tố ảnh hưởng đến tính thích hợp hay tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán bao gồm:

Thứ nhất là loại hình hay dạng của bằng chứng

Thứ hai là hệ thống kiểm soát nội bộ

Thứ ba là nguồn gốc thu thập bằng chứng kiểm toán

Thứ tư là sự kết hợp các bằng chứng kiểm toán

– Đầy đủ

Đầy đủ là khái niệm chỉ số lượng hay qui mô cần thiết của bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến kết luận cho cuộc kiểm toán. Tính đầy đủ này liên quan trực tiếp đến kích cỡ mẫu và thời gian thực hiện.

Sự xét đoán số lượng bằng chứng cần thu thập căn cứ vào những yếu tố sau:

Tính hiệu lực của bằng chứng

Tính trọng yếu

Mức độ rủi ro

Ưu điểm và nhược điểm của kĩ thuật

– Ưu điểm: Kĩ thuật này rất hữu ích trong nhiều phần hành của cuộc kiểm toán; bằng chứng thu được tương đối tin cậy.

Tham khảo:   Chi phí trả trước (Prepaid expenses) là gì?

– Nhược điểm: Kĩ thuật này chỉ cung cấp bằng chứng mang tính thời điểm, thủ tục kiểm soát có thể được thực hiện tại thời điểm quan sát nhưng tại các thời điểm khác thì không chắc chắn được thực hiện. 

Bằng chứng thu được từ kĩ thuật quan sát chưa thể hiện tính đầy đủ nên cần đi kèm với kĩ thuật khác.

(Tài liệu tham khảo: Qui trình kiểm toán báo cáo tài chính, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo