09. Quản Trị & Lãnh Đạo

Hiểu thế nào về quản trị, quản lý và lãnh đạo

Gần đây, có nhiều bài viết đề cao vai trò quản trị (governance) và coi nhẹ vai trò quản lý (management). Hầu hết những bài viết này đều thể hiện quan điểm cho rằng quản trị mới là gốc, còn quản lý chỉ là ngọn và nhờ quản trị thì nhân viên (và công ty) mới phát triển, còn quản lý thì làm cho nhân viên (và công ty) thụt lùi.

Trường phái coi trọng quản trị và coi nhẹ quản lý này nhiều lúc cực đoan đến mức chê bai cả những công cụ quản lý mà cả thế giới đang dùng như KPI (chỉ số đo lường hiệu quả công việc), BCS (Balanced Scorecard – thẻ điểm cân bằng), mô hình OGSM (Objectives, goals, strategies and measures), hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning), JIT (Just In Time)…

Người viết tìm hiểu xem trường phái coi trọng vai trò quản trị như đề cập ở trên đang hiểu về quản trị như thế nào thì nhận thấy rằng những gì họ mô tả về quản trị lại không phải là quản trị, mà nếu gọi đúng thì đó là lãnh đạo (leadership). Họ dùng những yếu tố của lãnh đạo như chọn đúng việc (right things), tạo động lực cho nhân viên (motivation), phát triển con người (developing people), xây dựng văn hóa tổ chức (corporate culture), gắn kết đội ngũ, tầm nhìn, triết lý kinh doanh, tính gương mẫu… để gán cho quản trị, và xem đó là những nhân tố quan trọng. Còn những thứ thuộc về quản lý như sơ đồ tổ chức, quy trình vận hành, các ma trận phân quyền, hệ thống kế hoạch, hệ thống báo cáo, các công cụ BSC, OGSM, KPI, thậm chí ERP… đều không đóng góp gì cho sự phát triển của công ty.

Tham khảo:   Bảy thước đo cho việc quản lý sự sáng tạo của nhân viên

Trong bài này, người viết muốn chia sẻ quan điểm từ trải nghiệm của mình để góp một góc nhìn về ba khái niệm: quản trị, quản lý và lãnh đạo, nhằm tránh sự coi nhẹ vai trò quản lý, vốn cực kỳ quan trọng trong bất kỳ tổ chức, công ty nào.

Sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm quản trị công ty (corporate governance) và quản lý công ty (corporate management) là khá phổ biến; và ngay cả ngôn ngữ báo chí hay chủ đề của các diễn đàn hội thảo, nơi có sự tham dự của các chuyên gia, cũng thường hay bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.

“Quản trị công ty”, hay “Các nguyên tắc quản trị công ty” (Principles of Corporate Governance), đề cập đến những vấn đề “cao hơn” công tác quản lý điều hành thường nhật của một CEO (giám đốc/tổng giám đốc) và các cấp quản lý trong công ty, đồng thời thường tập trung vào những hoạt động liên quan đến khuôn khổ pháp lý, điều lệ công ty, quyền lợi cổ đông (shareholders) và các bên liên quan (stakeholders), đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, vấn đề minh bạch trong hoạt động công ty… Trong khi đó, quản lý công ty (corporate management) tập trung vào nhiệm vụ quản lý (chiến lược, mô hình, cơ cấu, tiếp thị, thương hiệu, bán hàng, tài chính, kế toán, nguồn nhân lực, sản xuất, cung ứng, quản lý chất lượng…) và hoạt động điều hành hàng ngày.

Tham khảo:   Kỹ Năng Viết Báo Cáo Chuẩn Nhất Dành Cho Kế Toán

Cần hiểu rằng, cả quản trị lẫn quản lý đều cần đến nguyên tắc (principles), quy tắc (rules), luật lệ, quy chế, phương pháp kiểm soát…, và đều là những công việc mang tính khoa học. Trong khi đó, lãnh đạo (leadership) lại thiên về nghệ thuật. Tất nhiên, nhà quản trị hay nhà quản lý đều ít nhiều phải có tố chất lãnh đạo, và phải có nghệ thuật lãnh đạo.

Lãnh đạo là chỉ ra những việc đúng để làm (do the right things), còn quản trị và quản lý là làm đúng cách, đúng phương pháp (do the things right). Quản trị về bản chất là quản lý, nhưng ở tầm vĩ mô hơn, tập trung vào các nguyên tắc, quy tắc, luật lệ, chuẩn mực vận hành, ví dụ các nguyên tắc quản trị công ty (corporate governance principles, thường viết tắt là CGP); còn quản lý tập trung vào công tác quản lý, điều hành hàng ngày.

Lãnh đạo tập trung vào tầm nhìn, định hướng, sức thu hút, ảnh hưởng, nghệ thuật dùng người (đúng người, đúng việc, đúng thời điểm, đúng nơi…), và dẫn dắt đội ngũ bằng chính đạo đức, uy tín, nhân cách của người lãnh đạo.

Quản lý không đồng nhất với quản trị, quản trị không đồng nhất với lãnh đạo; và lãnh đạo không đồng nhất với quản lý. Ba vai trò này tuy khác nhau nhưng lại liên quan mật thiết với nhau.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo