26. Bất động sản

Hồ chứa nước (Reservoir) là gì? Phân loại hồ chưa nước

Hồ chứa nước (Reservoir) (Ảnh: TAP)

Hồ chứa nước (Reservoir)

Hồ chứa nước – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Reservoir.

Hồ chứa nước là một hồ nước tự nhiên hoặc nhân tạo, nơi nước được thu thập và giữ lại với số lượng để có thể sử dụng khi cần thiết. (Theo Encyclopaedia Britannica)

Nghị định Số: 114//NĐ-CP qui định: Hồ chứa nước là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước, có nhiệm vụ chính là điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và cải thiện môi trường; bao gồm hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện.”

Phân loại hồ chứa nước

Hồ chứa nước quan trọng đặc biệt

– Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 1.000.000.000 m3 trở lên;

– Hồ chứa nước có dung tích từ 500.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3 mà vùng hạ du đập là thành phố, thị xã, khu công nghiệp, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Hồ chứa nước lớn

Hồ chứa nước lớn có dung tích toàn bộ từ 3.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3, trừ loại hồ chứa quan trọng theo qui định.

Tham khảo:   Tỉ lệ chi phí hoạt động (Operating Expense Ratio - OER) trong đầu tư bất động sản là gì? Công thức

Hồ chứa nước vừa 

Hồ chứa nước vừa có dung tích toàn bộ từ 500.000 m3 đến dưới 3.000.000 m3.

Hồ chứa nước nhỏ 

Hồ chứa nước nhỏ có dung tích toàn bộ dưới 500.000 m3.

Đầu tư, xây dựng công trình đập

Yêu cầu chung

a) Phù hợp với qui hoạch thủy lợi;

b) Áp dụng các giải pháp để giảm thiểu tổn thất nước và giảm diện tích đất phải sử dụng khi xây dựng công trình;

c) Phải tính đến yếu tố kết nối giữa các công trình thủy lợi, giữa công trình thủy lợi với công trình hạ tầng kĩ thuật khác có liên quan, giữa các vùng, nguồn nước;

d) Đồng bộ từ công trình đầu mối đến công trình thủy lợi nội đồng, khép kín trong hệ thống công trình thủy lợi;

đ) Kết hợp hài hòa giải pháp công trình và phi công trình;

e) Bố trí đủ nguồn lực để thi công công trình trong giai đoạn vượt lũ, chống lũ an toàn;

g) Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.

Qui định cụ thể

a) Việc bố trí tổng thể và thiết kế kết cấu đập phải tạo thuận lợi cho công tác quản an toàn đập, ứng cứu đập khi xảy ra sự cố và bảo trì, nâng cấp, sửa chữa khi công trình bị hư hỏng;

Tham khảo:   Chính sách nhà ở (Housing Policy) là gì?

b) Qui trình vận hành cửa van, qui trình bảo trì cho từng hạng mục công trình phải được lập, phê duyệt cùng với hồ sơ thiết kế và bàn giao cho chủ quản hồ chứa nước khi bàn giao đưa công trình vào khai thác;

c) Đối với tràn xả lũ của hồ chứa nước có cửa van điều tiết phải lắp đặt hệ thống giám sát vận hành; thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập; thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực hồ chứa nước;

d) Đối với hồ chứa nước lớn có tràn tự do phải lắp đặt thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập; thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực hồ chứa nước. (Theo Luật Thủy lợi )

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo