26. Bất động sản

Góp vốn quyền sử dụng đất (Capital Contribution with Land Use Right) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: 123rf)

Góp vốn quyền sử dụng đất (Capital Contribution with Land Use Right)

Góp vốn quyền sử dụng đất – danh từ, trong tiếng Anh có thể gọi là Capital Contribution with Land Use Right.

Góp vốn quyền sử dụng đất được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất hợp pháp, có quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất. kinh doanh với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước hoặc với người Việt Nam định cư ở nước ngoài. (Theo Giáo trình Luật đất đai, NXB Công an Nhân dân)

Qui định về góp vốn quyền sử dụng đất

Đặc điểm của việc góp vốn

– Hộ gia đình, cá nhân phải có quyền sử dụng đất hợp pháp;

– Giá trị góp vốn không chỉ bao gồm giá trị quyền sử dụng đất mà gồm cả giá trị tài sản có trên đất;

– Việc góp vốn quyền sử dụng đất phải phù hợp với thời hạn được giao đất hoặc cho thuê đất;

– Việc góp vốn được thực hiện đối với tổ chức hộ, gia đình, cá nhân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Tham khảo:   Tỉ lệ cho vay trên giá trị tổ hợp (Combined Loan-to-Value Ratio) là gì? Đặc điểm và công thức tính

Đối tượng được góp vốn quyền sử dụng đất

– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê;

– Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất có quyền góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất;

– Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc trả trước tiền đất cho nhiều năm mà thời gian thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm;

– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê trong khu công nghiệp.

Riêng đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không phải là đất trong khu công nghiệp thì có quyền theo qui định của pháp luật dân sự.

Chấm dứt việc góp vốn quyền sử dụng đất

– Hết thời hạn góp vốn quyền sử dụng đất;

– Một bên hoặc các bên đề nghị theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn;

– Bị thu hồi đất theo qui định của pháp luật;

Tham khảo:   Chỉ giới đường đỏ là gì? Chỉ giới đường đỏ trong xây dựng

– Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chết; bị tuyên bố mất tích; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải có cá nhân đó thực hiện. (Theo Giáo trình Luật đất đai, NXB Công an Nhân dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo