27. Sở hữu trí tuệ

Giống cây trồng (Cultivar) là gì? Bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

copyright

Hình minh họa: Bảo hộ giống cây trồng (Nguồn: KhoatinLaw).

Định nghĩa Giống cây trồng (Cultivar)

Giống cây trồng – danh từ, trong tiếng Anh có thể dùng bằng từ Cultivar.

Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen qui định và phân biệt được với bất quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.” (Theo Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2013)

Cụ thể hơn, theo Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004, “Giống cây trồng là một quần thể cây trồng đồng nhất về hình thái và có giá trị kinh tế nhất định, nhận biết được bằng sự biểu hiện của các đặc tính do kiểu gen qui định và phân biệt được với bất quần thể cây trồng nào khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau.

Tham khảo:   Xuất bản phẩm điện tử là gì? Điều kiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử

Giống cây trồng được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản bao gồm hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào, bào tử, sợi nấm, rong, tảo và vi tảo.”

Bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

– Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng;

– Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có kết với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam;

Tham khảo:   Công ước Rome (Rome Convention) là gì? Nội dung bảo hộ

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại nước có kết với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng.

Quyền tác giả đối với giống cây trồng

– Được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo hộ giống cây trồng, Sổ đăng quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và trong các tài liệu công bố về giống cây trồng;

– Nhận thù lao theo qui định của pháp luật. 

(Tài liệu tham khảo: Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2013)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo