36. Kỹ năng lãnh đạo

3 chiến lược giúp đội ngũ nhân viên của bạn phát triển vượt bậc trong trạng thái “bình thường” mới

Thời kỳ hậu đại dịch, các doanh nghiệp nhanh chóng lên kế hoạch phát triển cho trạng thái “bình thường mới”. Nhiều quản lý và lãnh đạo của các tổ chức đang giải quyết một số vấn đề trước mắt và ngắn hạn. Một trong những bài toán lớn được đặt ra là: Làm thế nào để giữ vững động lực, tinh thần và nâng cao năng suất cho đội ngũ nhân viên trong quá trình trở lại “bình thường mới”?

Từ những nghiên cứu của giáo sư Anjali Chaudhry – chủ nhiệm bộ môn quản lý tiếp thị, kinh doanh quốc tế và tiến sĩ Al Rosenbloom – giảng dạy bộ môn Marketing và kinh doanh quốc tế hơn 20 năm tại đại học Dominican (Mỹ), Masterskills sẽ cùng bạn khám phá 3 chiến lược giúp cải thiện tinh thần làm việc của nhân viên cùng bí quyết giúp tăng năng suất cho đội ngũ sau thời gian dịch bệnh căng thẳng trong bài viết bên dưới.

Bối cảnh xây dựng chiến lược phát triển cho đội ngũ

82% các nhà quản lý đều đồng ý rằng, cú sốc kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra có ảnh hưởng lớn đến cả doanh nghiệp lẫn người lao động trên toàn cầu. Không một ai có thể ngay lập tức đưa ra giải pháp để ứng phó hay có bất cứ một tài liệu, dẫn chứng nào để tham khảo và so sánh. Hầu hết các tổ chức đều phải điều hướng công việc mà không có một lộ trình cụ thể. Đây sẽ được coi là một thử thách đối với các doanh nghiệp để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đối phó và đứng vững cho những sự kiện khắc nghiệt khác trong tương lai.

Anjali Chaudhry và Al Rosenbloom đã triển khai nhiều nghiên cứu khác nhau về: hợp đồng tâm lý (psychological contracts), giao dịch mang phong cách riêng (idiosyncratic deals), khả năng lãnh đạo (leadership) và xác định được ba chiến lược mà các tổ chức nên sử dụng để giúp nhân viên phát triển vượt bậc sau đại dịch: Điều chỉnh kỳ vọng (Recalibrate), thiết lập lại cam kết (reestablish commitment), và xây dựng khung năng lực (rebuild capacity).

Điều chỉnh kỳ vọng

Sau một thời gian chống chọi với diễn biến căng thẳng của Covid-19, các biện pháp như cắt giảm chi phí và sa thải nhân viên đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đội ngũ nhân sự của nhiều doanh nghiệp. Điều này khiến cho đại đa số người lao động rơi vào lo lắng, chán nản dẫn đến năng suất làm việc thấp hoặc rất thấp. Những thành viên có lòng trung thành và cam kết cao với tổ chức thường có xu hướng phản ứng bất lợi với cách giải quyết này. Họ tiêu cực và tác động theo chiều hướng tiêu cực đến cả đồng nghiệp của mình.  

Để điều chỉnh lại kỳ vọng của mỗi nhân viên, các doanh nghiệp phải cởi mở sáng tạo và đổi mới về mối quan hệ công việc giữa tổ chức với đội ngũ của mình. Việc điều chỉnh lại kỳ vọng khi đại dịch đang có dấu hiệu tích cực đòi hỏi một cách tiếp cận có chủ ý và sự tham gia tích cực của toàn bộ nhân viên. Thông qua những nghiên cứu về các thỏa thuận công việc cá nhân được thương lượng thành công cho thấy hầu hết nếu nhân viên và lãnh đạo đều thống nhất được kỳ vọng thì sẽ đem lại kết quả tích cực như KPI đạt, doanh số tăng, năng suất làm việc cải thiện… Những thỏa thuận cho phép nhân viên điều chỉnh và sắp xếp công việc để phù hợp với nhu cầu, giá trị và sở thích của họ. Đồng thời mang lại lợi ích cho tổ chức thông qua yếu tố: nâng cao năng suất, tăng sự gắn bó, khả năng phối hợp giữa các bộ phận được cải thiện và giảm tỷ lệ nghỉ việc hay tình trạng vắng mặt của thành viên.

Tham khảo:   Các doanh nghiệp Việt phải đối phó ra sao với "làn sóng nghỉ việc" đang bùng nổ toàn cầu?

Để quá trình điều chỉnh lại kỳ vọng cho đội ngũ nhân viên diễn ra thành công, đầu tiên nhà quản lý hãy nắm rõ nguyện vọng nghề nghiệp của nhân sự, sau đó gợi ý với họ tham gia các chương trình đào tạo để phát triển thêm kỹ năng, sẵn sàng cho sự thăng tiến khi công ty bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Điều chỉnh lại kỳ vọng bằng cách này mang đến lợi ích chung cho cả hai bên: phát triển kỹ năng, thăng tiến nghề nghiệp cho nhân viên và giữ chân nhân sự có năng lực, kỹ năng tốt cho tổ chức. Thứ hai, hãy đưa ra những phản hồi phù hợp trong các cuộc thảo luận với đội ngũ nhân sự. Bằng cách tạo cuộc trao đổi thường xuyên để thương lượng về các kỳ vọng, đòi hỏi có sự minh bạch từ phía nhân viên cũng như lãnh đạo. Các nhà quản lý nên trao đổi cởi mở với nhân sự những nhu cầu về khả năng tồn tại, mối quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ thành viên để họ có thể trở thành nhân viên có năng lực và hiệu suất cao cho tổ chức.

Nhìn chung việc điều chỉnh lại các kỳ vọng bằng phương pháp tiếp cận cá nhân hoá sẽ cải thiện triệt để cho doanh nghiệp vì bạn đang đầu tư vào một lực lượng lao động có kỹ năng và tận tâm với tổ chức hơn rất nhiều.

Thiết lập lại cam kết

Việc thiết lập lại cam kết giúp ngăn chặn những phán đoán bất lợi, tác động tiêu cực đến doanh nghiệp. Nó đòi hỏi tổ chức phải ghi lại cách xử lý cuộc khủng hoảng và còn giúp xây dựng lòng tin ở đội ngũ nhân viên. Có thể bắt đầu bằng việc lãnh đạo sẵn sàng chia sẻ và lắng nghe đội ngũ nhân sự nói về những thách thức mà họ phải đối mặt, áp lực công việc của mỗi thành viên là khác nhau. Điều này nhằm củng cố các giá trị của sự đồng cảm, khiến nhân viên cảm thấy được quan tâm và họ sẽ cố gắng làm việc chăm chỉ, cống hiến hơn nữa cho tổ chức.

Mặt khác, doanh nghiệp không thể xây dựng văn hóa cam kết mà không biết về tính cách và đặc điểm của những nhân sự trong đội ngũ của mình. Các nhà lãnh đạo nên nhận thức về các cấp độ cam kết của nhân viên trong công ty mình một cách khách quan. Thông qua những bài đánh giá, khảo sát hoặc thăm dò ý kiến để có cơ hội xem xét sự phù hợp với công việc và công ty của mỗi cá nhân đang ở mức độ như thế nào?

Đặc biệt, theo Anjali Chaudhry thì nâng cao sự cam kết trong tổ chức phải ở cả mặt chiến lược và chiến thuật. Trước khi các nhà lãnh đạo nỗ lực thay đổi văn hóa doanh nghiệp, họ phải xác định yếu tố nào phù hợp với văn hóa công ty của mình trước. Văn hóa chính là đặc điểm độc nhất giúp công ty củng cố giá trị cốt lõi, xác định tầm nhìn, sứ mệnh cụ thể hơn. Bên cạnh đó, nhiệm vụ, kế hoạch và chiến lược của công ty có vai trò quan trọng trong việc xác định văn hóa doanh nghiệp có thúc đẩy sự cam kết hay không?

Để quá trình thiết lập cam kết diễn ra hiệu quả hơn, quản lý nên thường xuyên tích cực đánh giá, tạo Bài viết ghi nhận những thành viên có thành tích tốt trước tập thể đội ngũ ngay trên Masterskills – công cụ giao tiếp đội nhóm và quản lý công việc toàn diện. Điều này giúp cho nhân sự có động lực để làm việc chăm chỉ và nâng cao sự cam kết với tổ chức của mình.

Tham khảo:   Chuyển đổi mô hình nhân sự mới từ HR truyền thống sang HRBP

Xây dựng khung năng lực

Xây dựng lại khung năng lực có nghĩa là đầu tư vào các kỹ năng cho nhân viên để nâng cao chuyên môn, từ đó tạo thêm nhiều giá trị cho tổ chức. Chiến lược để nâng cao khung năng lực cho đội ngũ chính là hỗ trợ nhân viên xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp, có kế hoạch bài bản, quy trình phát triển rõ ràng hơn. Tại đây, nhân sự có thể khám phá các phương pháp làm việc hiệu quả thông qua các chương trình phát triển kỹ năng và trung tâm đào tạo theo từng ngành nghề cụ thể.

Al Rosenbloom cho rằng, mạng lưới năng lực cá nhân cũng cung cấp hỗ trợ và phản hồi cho các mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp. Khi kết hợp lại với nhau, các mạng lưới này đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng năng lực chung của nhân viên thông qua việc hỗ trợ, phản hồi, tài nguyên và thông tin mà họ sẽ mang lại cho công ty. Điều này thúc đẩy các phản ứng đổi mới và sáng tạo của tổ chức.

“Sẽ còn vô số những thách thức đối với các doanh nghiệp sau thời gian dịch bệnh vừa rồi và đây chính là thời điểm quan trọng để nhà lãnh đạo củng cố tinh thần, kỹ năng cho đội ngũ trở nên chuyên nghiệp, phát triển hơn nhằm chuẩn bị cho cuộc đua tạo nên những bứt phá mới khi thế giới trở lại bình thường”, hai nhà nghiên cứu chia sẻ. Ba chiến lược của Anjali Chaudhry và Al Rosenbloom là những giải pháp mà các doanh nghiệp nên cân nhắc để sớm đưa vào thực hiện nhằm tạo cơ hội cho những nhân viên đang phát triển đạt được năng suất tốt hơn trong giai đoạn mới. Bằng cách hiệu chỉnh lại kỳ vọng, thiết lập lại cam kết và xây dựng lại khung năng lực, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng củng cố tài sản quan trọng nhất của công ty – là “nguồn nhân lực vững vàng” để vượt qua mọi sự cố, tác động tiêu cực từ xã hội hay thị trường.

Qua nghiên cứu của giáo sư Anjali Chaudhry và tiến sĩ Al Rosenbloom có thể rút ra bài học sâu sắc cho các nhà lãnh đạo và quản lý trong quá trình cải thiện năng lực nhân viên để xây dựng đội ngũ hiệu suất cao khi thế giới trở về trạng thái “bình thường mới”. Bên cạnh những phương pháp thay đổi khung năng lực của thành viên, điều chỉnh kỳ vọng và thiết lập mới những cam kết, nhà lãnh đạo cũng có thể ứng dụng công nghệ như Nền tảng giao tiếp đội nhóm cho doanh nghiệp và tổ chức – Masterskills để truyền tải thông tin, tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng trực tiếp cho đội ngũ.

Bằng những tính năng thông minh, thân thiện trên nền tảng Masterskills như: Thông báo, Bảng tin, Nhóm chung… lãnh đạo, quản lý dễ dàng gửi thông tin đến toàn bộ nhân viên chỉ trong vài giây. Bên cạnh đó, lãnh đạo với nhân viên cũng có thể phản hồi nhanh chóng hơn về nội dung công việc, điểm nóng cần xử lý gấp ngay cả khi đi công tác ở bất kỳ đâu. Ngoài ra, quản lý dễ dàng trưng cầu ý kiến của nội bộ nhân viên qua tính năng Khảo sát về mục tiêu cá nhân, kỹ năng muốn được nâng cấp nhằm biết được kỳ vọng của mỗi cá nhân. Với Masterskills, các buổi đào tạo kỹ năng, training để phổ cập kiến thức chuyên môn, thiết lập khung năng lực mới cho nhân viên sẽ được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo chất lượng qua tính năng Zoom không giới hạn.  

Tham khảo:   Kỹ năng lập kế hoạch giúp nhân viên làm việc hiệu quả

88% khách hàng sau khi sử dụng Masterskills đều khẳng định: “Masterskills hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp phát triển đội ngũ trong thời gian dịch bệnh, 92% khách hàng trải nghiệm Masterskills đồng ý rằng: “Masterskills giúp tăng hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên gấp 20% sau 2 tháng áp dụng và xử lý nhanh chóng các điểm nóng khi tổ chức phải làm việc từ xa”.

Tiếp nối những thành công của nền tảng công nghệ số một trên thị trường Việt Nam cung cấp bộ công cụ hỗ trợ giao tiếp đội nhóm và quản lý công việc toàn diện, vào tháng 9/2021, Masterskills đã có cú bắt tay ấn tượng với ứng dụng họp nhóm số một thế giới – Zoom và tích hợp Zoom thành một tính năng có sẵn trên hệ thống. Hiện nay, Masterskills đang triển khai chương trình: Tài trợ 100% tài khoản Masterskills đã tích hợp tính năng Zoom không giới hạn cho 1000 doanh nghiệp và tổ chức:

Đăng ký tham gia chương trình TẠI ĐÂY

Mới đây, Masterskills đã chiến thắng Hạng mục “Sản phẩm, Giải pháp công nghệ số tiêu biểu” tại giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (Viet Nam Digital Awards 2021).

Masterskills là sản phẩm của công ty Cổ phần Công nghệ Masterskills, trực thuộc tập đoàn Công nghệ G-Group. Masterskills đã được hơn 100 doanh nghiệp, tập đoàn lớn tin tưởng sử dụng như: F88, Yody, Beatvn, HSV Group, TechZones, Vitto,…

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo