36. Kỹ năng lãnh đạo

Các doanh nghiệp Việt phải đối phó ra sao với “làn sóng nghỉ việc” đang bùng nổ toàn cầu?

“Làn sóng nghỉ việc” – Great Resignation trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết kể từ khi dịch Covid xuất hiện. Theo khảo sát về Mức độ hạnh phúc của nhân viên tại nơi làm việc của LinkedIn, chỉ trong 3 tháng, mức độ hạnh phúc giảm 3% và tình trạng kiệt sức khi làm việc tăng đến 9%.

Nhiều nhà tuyển dụng lo lắng khi phải đối mặt với viễn cảnh sẽ nhiều nhân viên từ chức hơn và cuộc khủng hoảng tuyển dụng sắp diễn ra vào . Với bối cảnh này, các doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh mạnh mẽ để tìm kiếm nhân tài mới bằng cách đưa ra các cơ chế lương, thưởng khi ký kết hợp đồng lao động và chế độ làm việc linh hoạt cùng các phúc lợi hấp dẫn khác.

Xu hướng toàn cầu: Nhân viên liên tục nghỉ việc ồ ạt

Qua thông tin Financial Review cung cấp, lao động Mỹ đồng loạt bỏ việc sau một thời gian dài làm việc tại nhà, họ nhận ra cuộc sống còn nhiều thứ ý nghĩa hơn so với việc suốt ngày cặm cụi tại văn phòng 8 giờ đồng hồ hoặc hơn.

Theo Bloomberg, các doanh nghiệp Anh cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi làn sóng nghỉ việc trong . Thống kê Tương tác và Giữ chân nhân viên cho thấy, 44% lao động Anh có kế hoạch tìm việc làm mới vào .

59% người tham gia trong cuộc khảo sát của ADP đối với đội ngũ lao động ở Singapore đã cân nhắc hoặc chuyển sang công việc mới với lĩnh vực khác để đảm bảo sự ổn định hơn trong tương lai.

Tại Việt Nam, theo các khảo sát của Anphabe, xu hướng chuyển dịch từ công việc toàn thời gian tại công ty cố định sang làm việc tự do, độc lập hay những công việc ngắn hạn, không có hợp đồng cố định đang trở nên mạnh mẽ. Số người nghỉ việc, chọn làm bán thời gian tăng lên 44%.

“Làn sóng nghỉ việc” đang càn quét từ châu Mỹ, châu Âu và sang châu Á. Theo đó, chỉ số gắn kết lý trí và tình cảm – chỉ số tác động trực tiếp đến nỗ lực tự nguyện và cam kết gắn bó của đội ngũ lao động đang ở mức thấp nhất – mức đáng báo động trong 6 năm qua. Vì lý do này, bộ phận nhân sự ở khắp nơi trên thế giới đã mở ra nhiều đợt tuyển dụng rầm rộ. Tuy nhiên nếu các tổ chức không tập trung vào việc cân đối tuyển nhân sự mới và giữ chân nguồn lao động hiện có, điều này dễ có thể gây nên một số rủi ro lớn về chi phí. Theo Investopedia, sẽ mất đến 6 tháng hoặc gần một năm để công ty hoà vốn khi đầu tư vào một đợt tuyển dụng mới.

Tham khảo:   Lãnh đạo thời 4.0 - 5 kỹ năng chính mà bất cứ nhà lãnh đạo tài năng nào cũng cần có

Chính sách 3R – Ghi nhận, Khen thưởng và Giữ chân

Trong giai đoạn không có gì là chắc chắn với làn sóng nghỉ việc toàn cầu này, chính sách 3R – Recognition, Reward  Retention (Ghi nhận, Khen thưởng và Giữ chân) trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp. Việc rời đi của đồng nghiệp thường tạo nên sự căng thẳng cho các nhân viên đang tiếp tục làm việc, hệ quả sau đó dẫn tới là nhân sự từ chức tiếp nối theo hiệu ứng đám đông. Những ý tưởng nhằm tái cân bằng đội nhóm nếu không phù hợp sẽ tạo nên tình trạng thiếu gắn kết và phân biệt đối xử trong nội bộ đội ngũ.

Hiện nay, hơn 70% nhà tuyển dụng đang phải vật lộn để giải quyết tình trạng thiếu lao động khi mà 78% nhân viên đảm nhận trách nhiệm nhiều hơn nhưng không được tăng lương hay thăng chức. 76% đã phải làm việc nhiều giờ hơn và hơn ⅗ cảm thấy họ cần tạm ngừng phát triển chuyên môn. Do đó hầu hết những người lao động đều mong đợi sự công nhận và khen thưởng xứng đáng đến từ những vị sếp của mình.

Theo báo cáo của HMRC (cục Cơ quan Thuế và Hải quan Anh) xác nhận mức lương trung bình hàng tháng của Anh tăng 6.3% so với tháng 1 và tăng 10.3% so với tháng 2 của hai năm trước ().

Nhiều cuộc khảo sát đưa ra kết luận rằng, khi nhân viên cảm thấy được chào đón, được biết đến, được hỗ trợ và kết nối thì họ có nhiều khả năng gắn bó, giữ vững vai trò và cống hiến hết mình cho tổ chức trong nhiều năm.

Hầu hết người lao động đều đồng ý rằng: “Khi tôi được công nhận và khen ngợi cho một thứ mình làm tốt, tôi sẽ phát huy bản thân hơn nữa để tạo nhiều thành tích vượt trội trong tương lai”.

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp – Ghi nhận ngang hàng

Việc xây dựng văn hoá ghi nhận và khen thưởng lẫn nhau giữa các cấp trong tập thể không phải là điều khó khăn.

Một số ngân hàng ở Vương quốc Anh đã ứng dụng hình thức công nhận ngang hàng. Kết quả cho thấy, chỉ trong vòng 6 tháng, 90% người lao động đang tích cực công nhận đồng nghiệp của họ, các thành viên tương tác nhiều hơn với mức 9 điểm. Đồng thời nhiều người nhận ra rằng, đồng nghiệp của họ giỏi hơn họ nghĩ nhiều lần.

Quá trình ghi nhận lẫn nhau giúp các thành viên trân trọng công sức của mọi người khi làm việc nhóm. Công nhận thành tích, kết quả làm việc khiến không khí trở nên tích cực hơn nhiều, loại bỏ những căng thẳng, mâu thuẫn không đáng có. Việc ghi nhận ngang hàng giúp giảm 80% xung đột nội bộ trong đội ngũ, nhiều nhân viên đồng ý rằng họ cảm thấy không khí đi làm vui vẻ và thoải mái hơn.

Tham khảo:   Thay đổi phương thức đưa ra quyết định - Bí kíp tạo nên sự đột phá cho doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp – Ghi nhận ngang hàng giúp tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa các nhân sự lẫn nhau và với tổ chức. Văn hoá này một phần có thể cải thiện được tình trạng “nghỉ việc ồ ạt” – người lao động sẽ không còn bị ảnh hưởng nhiều bởi sự nghỉ việc của đồng nghiệp và tạo nên làn sóng nghỉ việc tiếp nối nữa.

Biến mối đe doạ thành cơ hội bằng góc nhìn tích cực

Thay vì coi việc tỷ lệ nghỉ việc cao ở nhân viên là một mối đe dọa, các doanh nghiệp với góc nhìn tích cực có thể xem đây là một dấu hiệu mới thể hiện rằng, nhân viên đang khao khát được phát triển sự nghiệp với một cơ hội mới ở lĩnh vực mới.

Các tổ chức có thể tạo điều kiện cho những nhân viên đó được học tập và phát triển. Luân chuyển nhân viên đến một vị trí mới cũng là cơ hội tạo nên thử thách có thể giúp nhân viên thoát khỏi sự nhàm chán trong công việc Đồng thời, hãy tạo nên các nhiệm vụ kéo dài, nhằm thúc đẩy nhân viên thăng tiến, thoát ra khỏi vùng an toàn và dám thử thách những cái mới. Một chiến lược mà các tổ chức có thể nhanh chóng triển khai cho đội ngũ chính là giới thiệu các chương trình trao đổi, các lớp đào tạo rèn luyện kỹ năng mới dành cho các dự án, vị trí khác.

Về lâu dài, doanh nghiệp cần linh hoạt và ứng biến nhanh, chuẩn bị các bước chuyển đổi quan trọng trong tổ chức như chuyển đổi số, tái cấu trúc theo hướng phẳng, trao quyền và tăng sự chủ động cho đội ngũ nhân viên các cấp.

Hơn 50% người lao động tại Việt Nam thích làm việc từ xa hơn và mong muốn được tiếp tục theo hình thức này. Làm việc từ xa giúp họ tiết kiệm thời gian đi lại, chủ động sắp xếp lịch làm việc linh hoạt, chủ động quản lý công việc cá nhân đồng thời có thể học hỏi thêm nhiều thứ mới hơn.

Theo đó, các doanh nghiệp có thể cân nhắc giải pháp Công cụ giao tiếp đội nhóm và quản lý công việc toàn diện – Masterskills.

Masterskills mang đến giải pháp hoàn hảo giúp các doanh nghiệp cũng như các nhà tuyển dụng có thể cải thiện khả năng tương tác, giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, phát triển các hoạt động truyền thông nội bộ từ đó thúc đẩy xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững, giữ chân nhân tài, giảm tỷ lệ nghỉ việc:

Tham khảo:   Khám phá quá trình "đại tu" văn hóa doanh nghiệp của Microsoft

96% khách hàng đồng ý rằng: “Masterskills hỗ trợ rất nhiều trong việc thúc đẩy tương tác giữa các thành viên, nâng cao hiệu quả làm việc đội nhóm, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và gắn kết đội ngũ nhân sự”, 89% khách hàng sau khi trải nghiệm Masterskills đã khẳng định: “Masterskills thúc đẩy các hoạt động trao đổi, làm việc nhóm hiệu quả”.

                                   Đăng ký tham gia chương trình tại đây!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo