36. Kỹ năng lãnh đạo

Những bài học về quản lý doanh nghiệp từ thất bại của CEO Yahoo Marissa Mayer

Trong lúc Google mới chỉ là một công ty khởi nghiệp, Facebook còn chưa hình thành thì Yahoo giữ ngôi vương độc quyền của Internet. Yahoo nhanh chóng trở thành cái tên phổ biến nhất trên toàn thế giới và đạt được nhiều thành công ngoài mong đợi.

Nhưng chính vào giai đoạn hoàng kim cũng là lúc Yahoo bắt đầu “ngủ quên trên chiến thắng”. Đế chế ảo gần một tỷ người dùng Yahoo đã phải cay đắng bán mình vào . Marissa Mayer – nữ CEO của Yahoo lúc bấy giờ bị cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của “gã khổng lồ”.

Sự sai lầm trong cách quản lý doanh nghiệp của bà Marissa Mayer và những bài học sâu sắc đã đặt dấu chấm hết cho câu chuyện thành công của một biểu tượng từng được gọi là “con cưng của Thung lũng Silicon”.

Người dẫn đầu và những sai lầm nối tiếp sai lầm

1. Tập trung quá nhiều cho việc làm thương hiệu cá nhân

Theo Laura Ries, tác giả của cuốn “Nhà định vị nổi tiếng thế giới” đánh giá cao thương hiệu cá nhân của Mayer: “Là nhân viên thứ 20 của Google và là nữ kỹ sư đầu tiên của Google, cô ấy là một ‘thương hiệu’. Marissa Mayer là người phụ nữ đã làm nên thành công của Google”.

CEO Larry Page của Google từng chúc mừng Mayer: “Kể từ khi gia nhập Google cách đây 13 năm, Mayer đã là một người xuất sắc với những thành công liên tiếp trong các sản phẩm do bà đứng đầu. Mayer đã đóng góp rất nhiều vào việc phát triển công cụ tìm kiếm Search, Geo, Locals, và nhiều sản phẩm bản địa khác. Chúng tôi sẽ rất nhớ tài năng của cô”.

Sau những cống hiến cho Google vào những năm 2009, 2010, dường như Google đang trở thành một rào cản trên con đường tham vọng trở thành một nhà lãnh đạo quyền lực nhất nước Mỹ của Mayer. Với một người có nhiều tham vọng như bà, đến Yahoo là cơ hội để cô bổ sung điều mà bà còn đang thiếu: quyền lực, hay nói đúng hơn là quyền được đưa ra các quyết định – điều mà tại Google bà không có được.

Chính vì vậy, trở thành CEO của Yahoo, Mayer đã chăm chút quá nhiều cho thương hiệu cá nhân của mình hơn là việc tìm giải pháp cho các vấn đề của Yahoo.

2. Ép buộc nhân viên làm việc tại văn phòng

Chính sách lớn đầu tiên của Mayer tại Yahoo là buộc các nhân viên làm việc từ xa phải đến công ty làm việc. Marissa Mayer tin rằng việc này sẽ gia tăng hiệu quả giao tiếp và hợp tác, và hy vọng rằng sự cải tiến này sẽ được hiện thực hóa thông qua những buổi họp, dù là trong phòng họp, ban công hay trong căng tin.

Có thể bạn chưa biết: Những thách thức của doanh nghiệp khi làm việc từ xa

Nhiều chuyên gia cho rằng, Yahoo có thể trở nên khó khăn để thu hút những nhân viên giỏi nhất vì những người này có thể không muốn làm việc tại San Francisco hoặc các thành phố khác mà Yahoo có văn phòng. Nếu đó là một vấn đề đối với một nhân viên tiềm năng, họ sẽ chỉ đơn giản là tìm vị trí ở nơi khác tại các công ty linh hoạt hơn. Ngoài ra, làm việc từ xa có lợi thế là các cá nhân làm việc tập trung và hiệu quả hơn, tránh làm ảnh hưởng đến năng suất của người khác.

Tham khảo:   4 cách để cải thiện tinh thần làm việc nhóm của các thành viên

3. Không biết lắng nghe

Một trong những thất bại lớn nhất của Mayer là thiếu khả năng học hỏi. Theo các nhân viên của Yahoo, bà Mayer liên tục bác bỏ ý kiến của người dưới quyền, khiến họ ngừng chia sẻ và không cảm thấy được tin tưởng, tôn trọng.

Cựu CEO Yahoo liên tục phủ nhận những ý kiến bất đồng và khác biệt với suy nghĩ của mình. Bà được nhìn nhận như một người hiếu thắng với cái tôi cao, chỉ cố gắng biện minh cho ý kiến của mình, thay vì tranh luận với mục đích học hỏi. Trong khi, một nhà lãnh đạo tài ba cần phải biết đặt mình vào vị thế của người khác để đưa ra chiến lược sáng suốt nhất.

“Tôi nghĩ rằng khả năng lãnh đạo chính là biết cách lắng nghe. Công việc của người đứng đầu là đặt ra mục tiêu, lắng nghe nhóm làm việc và gỡ bỏ mọi vướng mắc để đạt được mục tiêu một cách nhanh nhất”, đây là điều mà cấp trên cũ Eric Schmidt, Chủ tịch Alphabet, công ty mẹ của Google đã từng dạy cho Mayer.

4. Giữ bí mật các cuộc giảm biên chế

Ý định giữ gìn thanh danh cho Yahoo của vị CEO được thể rõ khi Mayer bí mật tiến hành những cuộc cắt giảm biên chế dựa trên những bài đánh giá trong thầm lặng. Không ai biết ai sẽ là người tiếp theo và vì sao họ bị sa thải. Điều này đã tạo nên một không khí căng thẳng không đáng có trong toàn công ty.

Trên các trang của mình, Yahoo không hề có một lời tuyên bố chính thức nào về tầm nhìn và sứ mệnh; không một lời cam kết với nhân viên, những lời tuyên bố khác tìm thấy trên mạng lại thường không nhất quán, nếu không muốn nói là còn xung khắc nhau.

5. Không có chiến lược rõ ràng

Trong những năm đảm nhiệm vị trí CEO, bà Marissa Mayer đã chi quá nhiều cho việc thâu tóm các công ty. Cụ thể, bà đã chi ra hơn 2 tỷ USD để mua lại hơn 50 công ty khác nhau. Ý tưởng đằng sau chiến lược này là để gia tăng nhân tài và kỹ sư giỏi cho công ty.

Trong vòng một năm, Mayer đã không biết làm gì với cổ phần của Yahoo tại gã khổng lồ công nghệ Alibaba, rồi sau khi đã biết phải làm gì, bà lại không thể tìm ra cách để làm điều đó. Sự lúng túng đó đã đẩy Yahoo vào mớ bòng bong tài chính và chiến lược.

Tuy nhiên, cách mà bà Marissa Mayer định hướng Yahoo mua lại các công ty không theo một chiến lược nào mà rất dàn trải. Thậm chí nhiều công ty đơn giản không đáng để mua lại. Số tiền mà Yahoo bỏ ra tốn kém hơn nhiều so với phát triến sản phẩm mới. Rất nhiều trong số công ty được mua lại từ từ “đội nón ra đi” vì làm ăn thua lỗ.

Có lẽ “cú đấm” mạnh nhất mà Yahoo phải hứng từ chiến lược sai lầm này là Tumblr khi hãng chi ra tới 1,1 tỷ USD để mua lại vào năm 2013. Đến , bà Marissa Mayer phải thừa nhận rằng Tumblr lỗ 230 triệu USD kể từ khi dưới trướng của Yahoo.

Tham khảo:   Cách đào tạo nhân viên hiệu quả trong văn hóa doanh nghiệp

Theo chuyên gia tư vấn chiến lược John Sullivan, hầu hết các vụ sáp nhập của Yahoo không hiệu quả. Bên cạnh đó, một vấn đề khác mà Yahoo gặp phải đó chính là công ty không có hệ thống chăm sóc, bồi đắp nhân tài để họ phát triển trong khi mục đích ban đầu của chiến lược này là để thu hút những kỹ sư giỏi nhất làm việc cho Yahoo.

6. Đa dạng hóa một cách vô ích

Mayer đã từng bị coi là bắt chước Google khi đưa Yahoo vào nhiều lĩnh vực, và rất ít trong số đó mang lại ý nghĩa. Trong khi đó, hệ thống email – vốn là một thế mạnh của Yahoo lại không hề có cải tiến và gần như bị lãng quên.

Yahoo cũng đã tăng gấp đôi số lượng người tài trong truyền thông. Cựu phóng viên công nghệ New York Times David Pogue đã được thuê vào cuối năm ngoái, và ngôi sao truyền hình Katie Couric đã ký hợp đồng để trở thành ”neo tin tức toàn cầu” của Yahoo trong tháng Giêng.

Phóng viên từ các blog công nghệ AllThingsD cho biết: “Sáng kiến này ​​nhắm đến một trang web tin tức, tập trung vào công nghệ , cực kỳ thân thiện với người dùng, một cách khác lấy lại đáng kể lưu lượng truy cập trở về với chúng tôi… Chúng tôi đã xác định nỗ lực này chính là chìa khoá quan trọng cho chiến lược truyền thông cũng như một cơ hội tăng trưởng cao dành cho các tổ chức phương tiện truyền thông”.

7. Thiết lập thời gian biểu vô nghĩa

Mayer là một minh chứng sống động cho câu nói “Nếu bạn không có kế hoạch, đừng dự đoán tương lai”. Bà tự định ra một khoảng thời gian cho bản thân là: “Cần 3 đến 5 năm để những nỗ lực cải thiện công ty phát huy tác dụng”. Thực tế là trong lĩnh vực công nghệ, 3 năm là một kỷ nguyên dài đằng đẵng, còn 5 năm thì gần như vô tận.

8. Tuyển dụng những kẻ “lắm lời”

Một bài viết trên tờ Times đã tiết lộ phát ngôn của một cá nhân quản lý tại Yahoo: “Tất cả chúng tôi đều muốn tạo ra nhiều sức ảnh hưởng nhất có thể và tận dụng những thế mạnh sẵn có của Yahoo”. Phát ngôn đó đã cho thấy rõ ràng khả năng quản lý của Mayer khi bà tiếp tục tuyển dụng những nhân vật điều hành có thể đưa cả “ảnh hưởng” và “tận dụng” vào cùng một câu nói vô nghĩa. Bài học rút ra là: Nếu không có gì để nói, đừng nói.

Bài học nào cho doanh nghiệp?

Vì sao Marissa Mayer vốn là nhà quản lý có kinh nghiệm ở nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới trong đó có Google, lại “ngã ngựa” đau thương ở Yahoo? Sự thật là có nhiều người rất giỏi chuyên môn, nhưng lại “kém duyên” khi ngồi vào vị trí quản lý.

Nguyên nhân là bởi họ thiếu đi những năng lực quản trị, kỹ năng mềm vô cùng quan trọng trong quá trình điều hành quản lý tổ chức, doanh nghiệp. Việc thiếu hụt năng lực quản trị như Marissa Mayer có thể dẫn đến những hậu quả lớn lao, thậm chí ảnh hưởng đến sự sống còn của cả doanh nghiệp mà chính Yahoo là một minh chứng nhãn tiền.

Tham khảo:   Chiến lược tuyển dụng hàng đầu cho các doanh nghiệp tập đoàn lớn

Gợi ý: 5+ phương pháp quản trị nhân lực hiệu quả

Bi kịch của Yahoo là một bài học lớn và tiêu biểu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, việc đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, quản trị của CEO hay các cấp lãnh đạo là điều vô cùng quan trọng và cần thiết với mọi tổ chức. Hãy để Masterskills – Công cụ giao tiếp đội nhóm và quản lý công việc toàn diện giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo tài ba!

Masterskills mang đến giải pháp cho các nhà lãnh đạo với công cụ all in one thúc đẩy hiệu suất làm việc nhân viên lên tới 89%.

– Giao việc thông minh, giúp nâng cao hiệu suất công việc.

– Giao tiếp và kết nối tổ chức hiệu quả.

Ngoài ra, sau cú bắt tay ấn tượng với ứng dụng họp nhóm số một thế giới – Zoom, Masterskills đã tích hợp Zoom thành một tính năng có sẵn trên hệ thống.

Masterskills là sản phẩm của công ty Cổ phần Công nghệ Masterskills, trực thuộc tập đoàn Công nghệ G-Group. Masterskills đã được hơn 100 doanh nghiệp, tập đoàn lớn tin tưởng sử dụng như: F88, Yody, Beatvn, HSV Group, TechZones, Vitto,…

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo