36. Kỹ năng lãnh đạo

Phần mềm là thuốc, nhưng ai mới là người bắt bệnh cho doanh nghiệp?

Theo thống kê từ Tập đoàn hệ thống Công nghệ cao Hoa Kỳ Cisco: “Quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam có thể đóng góp từ 24 đến 30 tỷ USD vào GDP trong năm 2024. Tuy nhiên, có đến 70% doanh nghiệp gặp thất bại khi chuyển đổi số”.  

Có nhiều nguyên nhân khiến các doanh nghiệp đối mặt với thất bại, nhưng có lẽ lý do ít ai ngờ là ở mindset (niềm tin định hướng) của người đứng đầu các doanh nghiệp. Nhiều nhà lãnh đạo thường có xu hướng đổ lỗi cho phần mềm khi nghĩ rằng: “Công ty của tôi thất bại trong chuyển đổi số bởi vì không có phần mềm nào đủ khả năng giúp chúng tôi giải quyết mọi vấn đề như quảng cáo mà các nhà cung cấp phần mềm đưa ra trước đó!”

Liệu rằng sự thất bại của các doanh nghiệp khi đang cố gắng bắt kịp xu hướng chuyển đổi số có nằm ở việc lựa chọn phần mềm hay không?

1. Những suy nghĩ sai lầm tạo thành lối mòn trong tư duy

Bản chất của bất kỳ chiến lược nào của doanh nghiệp cũng đều chỉ để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm: tăng doanh thu, giảm chi phí, tối ưu vận hành và quản trị rủi ro. Và việc chuyển đổi số cũng không nằm ngoài mục tiêu này. Nhiều CEO tìm đến giải pháp phần mềm bởi những quảng cáo kiểu: “phần mềm giúp tăng hiệu quả vận hành lên tới 80 – 90%” hay “phần mềm giúp giảm ½ chi phí hoạt động marketing cho doanh nghiệp”,… nên đến khi triển khai mà không thể đạt được kết quả như ý muốn, họ liền vội vã “lao đầu” tìm kiếm một phương án thay thế – chọn một sản phẩm khác.

Nếu làm như vậy thì chẳng khác gì doanh nghiệp đang “mò kim đáy bể”. Điều đó gây ra sự tốn kém không hề nhỏ cả về chi phí và thời gian cho các doanh nghiệp. Sự thất bại cũng tạo ra một “vết trượt dài” trên chặng đường chuyển đổi số, giáng một đòn mạnh mẽ vào phương thức quản trị của nhiều nhà lãnh đạo.

Tuy nhiên, đã bao giờ các lãnh đạo tự hỏi, liệu mình có quá vội vàng khi từ bỏ phần mềm này để chuyển sang một giải pháp khác, mà không nhìn nhận lại rằng “Mình đã hiểu và ứng dụng được hết các tính năng của phần mềm hay chưa?”

2. Không có phần mềm tốt nhất, chỉ có phần mềm phù hợp nhất

Trên thực tế, chuyển đổi số chỉ đóng vai trò chiếu xạ các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp trên môi trường số, do đó khi cách thức vận hành của công ty có vấn đề, thì rất khó để đạt được kỳ vọng với chuyển đổi số. Ông Phương Trầm, Cố vấn trưởng Chuyển đổi số của Tập đoàn FPT nhấn mạnh, “Điều đầu tiên cần phải làm trong công cuộc chuyển đổi số đó là sẵn sàng về phương diện lãnh đạo. Nghĩa là người lãnh đạo cần hiểu mình muốn gì và công nghệ có thể chuyển đổi công ty mình như thế nào”.

Tham khảo:   Sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo và người quản lý?

Chúng ta có thể làm rõ một điều: “Quan trọng không phải nằm ở việc bạn chọn giải pháp nào, mà là sản phẩm đó có giải quyết được vấn đề của bạn hay không? Sẽ không có phần mềm tốt nhất, chỉ có phần mềm phù hợp nhất!”.

Những người đứng đầu doanh nghiệp không nên xem các phần mềm, nền tảng số là đáp án cho mọi vấn đề của mình trong quá trình quản trị và vận hành doanh nghiệp, mà hãy xem xét một cách nghiêm túc về các vấn đề đang hiện hữu trong tổ chức của mình. Microsoft cho rằng, “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức tổ chức, tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo ra những giá trị mới”.

Hãy bắt đầu bằng việc điều chỉnh lại mindset quản trị với các kỳ vọng trước khi đưa giải pháp công nghệ triển khai cho tổ chức của mình nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Xác định lại phương thức quản trị, sắp xếp nguồn nhân lực cũng như ứng dụng công nghệ một cách phù hợp và hiệu quả với các quy trình làm việc của doanh nghiệp. Khi đã có mindset đúng đắn, mọi thứ sẽ diễn ra theo đúng quy trình, việc giải quyết các bài toán của bạn sẽ không còn gặp nhiều cản trở khi đã có thêm sự hỗ trợ đắc lực đến từ sản phẩm công nghệ số.

Sau khi đã biết rõ mình cần gì, các nhà lãnh đạo nên tập trung chú trọng vào khâu chọn phần mềm phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Hãy làm việc sâu sát với đội tư vấn phần mềm để hỏi kỹ về công dụng của từng tính năng để biết rằng mình có dùng nó cho vấn đề gì, ứng dụng nó giải quyết như thế nào. Đồng thời, các nhà lãnh đạo cần ưu tiên cân nhắc các nền tảng/phần mềm được dùng thử trong giai đoạn đầu để có thể làm quen cũng như trả lời cho câu hỏi “Phần mềm này có phù hợp với doanh nghiệp của mình không?”. Trong giai đoạn này, hãy nghiêm túc dùng thử và đánh giá cẩn thận về quá trình triển khai ứng dụng cho toàn công ty, ghi lại vướng mắc cũng như các lỗi xảy ra để có thể lên kế hoạch dự phòng. Sẽ có nhiều rủi ro lớn về hiệu quả sử dụng, chi phí và thời gian triển khai nếu bạn hời hợt trong khoảng thời gian dùng thử và đánh giá.

Tham khảo:   4 kỹ năng tư duy phản biện tạo nên nhà lãnh đạo tài ba của John Maxwell

3. Đừng bỏ qua điều này khi lựa chọn nhà cung ứng phần mềm

Có một điều rất quan trọng nhưng mọi người thường quên khi lựa chọn phần mềm đó chính là khâu tư vấn triển khai và hoạt động đồng hành. Thông thường, nhiều nhà cung ứng phần mềm chỉ dừng lại ở việc triển khai ứng dụng trên nền tảng công nghệ của họ, hoặc một vài đơn vị sẽ tiếp tục đồng hành với các doanh nghiệp suốt chặng đường sử dụng nhưng có thu phí. Thực tế, bên cạnh phí sử dụng phần mềm thì các doanh nghiệp cần phải trả thêm các chi phí như:

Tuy nhiên, trên thị trường phần mềm Việt Nam, vẫn còn nhiều nhà cung ứng ngoài việc hỗ trợ đưa giải pháp đi vào quá trình sử dụng đại trà, các đơn vị này còn sẵn sàng đi sâu đi sát cùng các tổ chức suốt chặng đường chuyển đổi số của tổ chức. Không chỉ vậy, bên cung cấp sẽ cùng nhà lãnh đạo tư duy và vạch ra kế hoạch chiến lược để giải quyết các vấn đề một cách tối ưu nhất. Hơn hết, các doanh nghiệp sẽ không phải để dành thêm ngân sách cho các khoản phí tư vấn và triển khai.

Masterskills là một trong những đơn vị như thế. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp nền tảng giao tiếp đội nhóm cho doanh nghiệp và tổ chức, đội ngũ của Masterskills luôn sẵn sàng đồng hành với các khách hàng, đối tác trong chặng đường chuyển đổi số để ứng dụng và ứng dụng THÀNH CÔNG sản phẩm. Masterskills luôn cam kết hỗ trợ khách hàng sử dụng từng tính năng một cách hiệu quả và tối ưu với tôn chỉ: “Hiệu quả của các doanh nghiệp chính là nhiệm vụ và mong muốn của Masterskills”. Ví dụ, khi chương trình đào tạo nhân sự mới hay hoạt động văn hóa doanh nghiệp của bạn có vấn đề, đội ngũ của Masterskills sẽ hỗ trợ cùng bạn triển khai hoạt động một cách tối ưu, đặc biệt tư vấn để đo lường các chỉ số hiệu quả của hoạt động.

Tham khảo:   Kỹ năng lập kế hoạch giúp nhân viên làm việc hiệu quả

4. Tạm kết

Không có phần mềm tốt nhất, chỉ có phần mềm phù hợp nhất. Do đó, chọn ra được một phần mềm phù hợp với tổ chức của mình sẽ như một thực phẩm chức năng hữu ích, hỗ trợ đắc lực và lâu dài cho nhà quản trị trong việc giải quyết những căn bệnh “trầm kha” của doanh nghiệp.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo