36. Kỹ năng lãnh đạo

Sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo và người quản lý?

Trong mô hình tổ chức của doanh nghiệp, lãnh đạo và quản lý là hai thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn. Lãnh đạo và quản lý đều xây dựng mối quan hệ giữa con người với con người trong tổ chức để đạt các mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, phương thức, phạm vi tác động, nội dung và hình thức thể hiện của nhà lãnh đạo và người quản lý có những điểm khác biệt.

Trong cuốn sách “What Leaders Really Do?”, tác giả John Kotter nhận định: “Lãnh đạo và quản lý là hai hệ thống hành động khác biệt và tương hỗ… Cả hai đều cần thiết cho sự thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và không ổn định”.

Vậy lãnh đạo và quản lý khác nhau ở những điểm nào, bạn hãy cùng Masterskills tham khảo bài viết dưới đây!

1. Lãnh đạo là gì?

Trong cuốn sách “Nghệ thuật lãnh đạo (The Art of Leadership)” Ordway Tead viết: “Lãnh đạo là hoạt động ảnh hưởng tới người khác nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định, mà những mục tiêu này thỏa mãn được những mong muốn của mọi người”. Trong doanh nghiệp, nhà lãnh đạo được xác định từ vị trí, nhiệm vụ và hoạt động của họ đối với doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo hiệu quả biết cách thúc đẩy và truyền cảm hứng cho đội nhóm của họ.

Nhà lãnh đạo thường là người có vị trí dẫn đầu tại cấp độ lãnh đạo mà họ đảm nhiệm trong doanh nghiệp. Những cá nhân có kỹ năng lãnh đạo mạnh mẽ thường sẽ có cơ hội vươn lên các vị trí điều hành như CEO (giám đốc điều hành), COO (Giám đốc vận hành), CFO (Giám đốc tài chính), CHRO (Giám đốc nhân sự),…

Họ là người đại diện cho doanh nghiệp trước pháp lý, trước lợi ích chung của doanh nghiệp và kết quả mà doanh nghiệp đạt được. Họ duy trì và phát triển doanh nghiệp trong môi trường kinh tế cạnh tranh, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của tài chính, cách phát sinh tiền lời cho đơn vị, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng…

Nhà lãnh đạo là người có tầm nhìn, đồng thời không ngừng phát triển các chiến lược và chiến thuật mới. Do đó họ cần phải có hiểu biết về các xu hướng, các nghiên cứu và cập nhật kỹ năng mới nhất.

các bài viết về lãnh đạo:

2. Quản lý là gì?

Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, ra quyết định, tổ chức, lãnh đạo, tạo động lực và kiểm soát nguồn nhân lực, tài chính, vật chất và thông tin của một tổ chức để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả. Người quản lý trong doanh nghiệp là những người lên ý tưởng, hoạch định công việc cụ thể rồi giao cho cấp dưới thực hiện; theo dõi quá trình thực hiện của người khác, chịu trách nhiệm chung cho kết quả hoạt động của họ.

Tham khảo:   Chuyển đổi mô hình nhân sự mới từ HR truyền thống sang HRBP

Tùy thuộc vào cấp bậc quản lý mà sẽ thực hiện công việc với trách nhiệm và nội dung phù hợp:

3. Mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo và người quản lý

Theo Warren Bennis – bậc thầy về kỹ năng lãnh đạo của giới kinh doanh đã từng chia sẻ về những điểm khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý trong cuốn “On Becoming a Leader” (Để trở thành lãnh đạo): “Có một sự khác biệt rất rõ nét giữa quản lý và lãnh đạo, và cả hai đều quan trọng. Quản lý nghĩa là dẫn dắt, hoàn thành công việc, chịu trách nhiệm và tiến hành. Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng, dẫn dắt định hướng về cách thức, tiến trình, hành động và quan điểm. Sự khác biệt này rất quan trọng”.

Peter Drucker – chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quản trị cho rằng, người quản lý có thể đóng vai trò của nhà lãnh đạo, nhưng nhà lãnh đạo không phải lúc nào cũng là nhà quản lý: “Quản lý là làm đúng việc” (management is doing things right) và “lãnh đạo là làm đúng cách” (leadership is doing right things).

Một tập thể muốn phát triển nhanh chóng, bền vững cần phải có cả quản lý và lãnh đạo. Người lãnh đạo thành công là khi biết khích lệ người khác làm tốt hơn. Người quản lý thành công là khi có thể đảm bảo người khác hoàn thành được công việc.

Người lãnh đạo không trực tiếp giao việc, họ chỉ đưa ra phương hướng, và đặt mục tiêu, còn vấn đề về phân tích nhiệm vụ để đạt được mục tiêu đó là trách nhiệm của người quản lý. Vì vậy, lãnh đạo là người biết khích lệ và động viên, người quản lý sẽ là người giao việc và giám sát.

Cũng trong cuốn “On Becoming a Leader”, Warren Bennis đã chỉ ra 3 điểm khác biệt cơ bản giữa lãnh đạo và quản lý.

Về định hướng phát triển của tổ chức, trong khi quản lý cần phải theo dõi những điều căn bản, then chốt và các kết quả ngắn hạn, thì lãnh đạo lại quan tâm đến tầm nhận thức và tương lai dài hạn. Nhà lãnh đạo luôn hướng đến mục tiêu lớn, bao gồm hoạt động thiết lập mục tiêu hàng quý và hàng năm, sau đó truyền tải đến từng bộ phận, nhóm.

Tiếp đến, các nhà quản lý nắm lấy tầm nhìn chiến lược từ lãnh đạo và kết nối với đội nhóm. Cụ thể, người quản lý được trao quyền phân chia công việc hàng ngày, hỗ trợ và thúc đẩy các thành viên nhóm đạt mục tiêu ngắn hạn trong chiến lược phát triển mục tiêu dài hạn.

Lãnh đạo là người truyền cảm hứng cho nhân viên. Nếu mọi người hào hứng với ý tưởng của bạn thì đó chính là bởi họ đã được bạn truyền “lửa” và niềm tin. Cũng theo Peter Drucker, “Yếu tố cần thiết cuối cùng để lãnh đạo hiệu quả là sự tín nhiệm. Nếu không, sẽ không có người theo bạn. Tín nhiệm nghĩa là tin chắc nhà lãnh đạo đó và những gì anh ta nói là một, chính là tin tưởng sự nhất quán trong con người anh ta”. Lãnh đạo có thể thông qua các hoạt động truyền thông nội bộ để chia sẻ về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của tổ chức từ đó thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp phát triển và tạo dựng niềm tin cho nhân viên.

Tham khảo:   Nhân viên của bạn có thật sự yêu công việc mà họ đang làm?

Còn ở vai trò nhà quản lý, họ có nhiệm vụ duy trì kiểm soát đối với nhân viên để nhân viên phát huy khả năng lớn nhất nhằm tạo ra sản phẩm và tăng lợi nhuận cho công ty. Để làm việc này một cách hiệu quả, nhà quản lý cần phải am hiểu các xu hướng hành vi, sở thích, đam mê và kỳ vọng về phúc lợi của cấp dưới.

Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn hay sai lầm, nhà lãnh đạo thường sẽ hỏi “Chúng ta học được điều gì sau sai lầm này?”“Làm cách nào để sử dụng những sai lầm này để thực hiện tốt hơn những mục tiêu sau này?”. Các nhà lãnh đạo sẵn sàng đương đầu với những điều mới ngay cả khi họ có thể thất bại thảm hại. Họ biết rằng càng có rủi ro thì cơ hội sẽ càng lớn; và thất bại sẽ là một bước trên con đường dẫn đến thành công.

Chuyên gia trong nghiên cứu đặc tính cá nhân Ralph Stogdill đã tiến hành hàng loạt nghiên cứu về lãnh đạo và kết luận: “Nhà lãnh đạo phải có động cơ mạnh mẽ, sự đam mê mãnh liệt và lòng kiên nhẫn trong việc đạt được mục đích đề ra, khả năng dám mạo hiểm và tính sáng tạo độc đáo trong cách giải quyết vấn đề. Lãnh đạo phải có khả năng khởi xưởng các hoạt động mới mẻ với sự tự tin, sẵn lòng chấp nhận hậu quả cho các quyết định và hành động của mình, có khả năng đối phó với căng thẳng, sẵn lòng tha thứ”.

Người quản lý thường không nghĩ nhiều về những khó khăn hay sai lầm. Họ thường hỏi nhân viên “Như thế nào”“Bao giờ” để chắc chắn kế hoạch sẽ được thực hiện một cách phù hợp. Các nhà quản lý làm việc để giảm thiểu rủi ro hay những tình huống ngoài ý muốn. Họ luôn tìm cách né tránh, kiểm soát các vấn đề này hơn là tiếp tục làm những việc không có lợi cho tổ chức.

Lời kết

Để một tập thể phát triển nhanh chóng và bền vững thì cần có cả lãnh đạo và quản lý. Lãnh đạo là nhân trị còn quản lý là pháp trị và một tổ chức, doanh nghiệp thì cần cả hai điều đó. Cả hai vị trí này đều cố gắng xử lý các tác động, ảnh hưởng của mình đến một nhóm cá nhân để có thể đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Tham khảo:   Hãng xe hàng đầu châu Âu Volkswagen đã “rũ bùn hồi sinh” nhờ truyền thông nội bộ như thế nào?

Việc phân biệt lãnh đạo và quản lý rõ ràng về nhiệm vụ, vai trò của họ trong doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Nó tạo ra sự thành công trong môi trường kinh doanh phức tạp như hiện nay.

Bên cạnh đó, dù là nhà quản lý hay lãnh đạo thì điều quan trọng bạn cần làm vẫn là không ngừng học hỏi, phát triển bản thân để đưa doanh nghiệp cùng sự nghiệp vươn xa hơn trong tương lai. Hãy để Masterskills – Công cụ giao tiếp đội nhóm và quản lý công việc toàn diện đồng hành cùng bạn trên chặng đường đi tới thành công!

Masterskills mang đến giải pháp cho các nhà lãnh đạo với công cụ all in one thúc đẩy hiệu suất làm việc nhân viên lên tới 89%.

Giao việc thông minh, giúp nâng cao hiệu suất công việc.

Giao tiếp và kết nối tổ chức hiệu quả.

Phát triển các hoạt động truyền thông nội bộ từ đó thúc đẩy xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo