Quản trị dự án

Servant Leadership – “Lãnh đạo đầy tớ” trong Agile

Khi nói đến cách thức mà một nhà lãnh đạo có thể áp dụng vào những dự án quản lí Agile thì không chỉ một mà có rất nhiều cách thức được nhắc đến như Directing (Chỉ đạo), Facilitating (Tạo điều kiện), Coaching (Huấn luyện), Delegating (Ủy nhiệm), Bureaucratic (Quan liêu), ….  Và trong bài viết này, Masterskills sẽ giới thiệu cho mọi người về một cách thức – Servant Leadership (tạm dịch là “Lãnh đạo đầy tớ” hoặc “Lãnh đạo phục vụ”). Trước hết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem về lý thuyết của cách thức này thông qua bài viết này nhé.

Servant Leadership

 

Khái niệm Servant Leadership – Lãnh đạo đầy tớ lần đầu tiện được nhắc đến trong bài luận The Servant as Leader của tác giả Robert K.Greenleaf – Giám đốc phát triển nguồn nhân lực của AT&T vào năm 1970. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên mà Lãnh đạo đầy tớ được áp dụng vào đời sống thực tiễn. Khái niệm này đã được áp dụng trong rất nhiều thế kỉ trước đây.

Bạn có thấy mặt đối lập khi chúng ta đề cập “lãnh đạo” đi kèm với cụm từ “đầy tớ” không nhỉ? Mình đã khá phân vân khi thấy một nghịch lý đi ngược lại với những gì mình hiểu về lãnh đạo, về quản lí. Tại sao lại như vậy nhỉ?

Nếu như thông thường khi đề cập tới lãnh đạo, chúng ta sẽ nghĩ tới những hình ảnh của một người ngồi ghế chỉ tay năm ngón để điều hành công việc. Còn đối với Servant Leadership – Lãnh đạo đầy tớ thì sao nhỉ?

Lãnh đạo đầy tớ là người lãnh đạo mà vai trò đầu tiên là phục vụ những người xung quanh. Lãnh đạo đầy tớ không chỉ tiếp cận toàn diện với công việc, thúc đẩy nhận thức của nhân viên, chia sẻ quyền lực mà còn đặt nhu cầu và quyền lợi của nhân viên lên hàng đầu, đồng thời giúp mọi người phát triển một cách tốt nhất có thể trong điều kiện cho phép. Đây là định nghĩa chung về Servant Leadership trong quy mô lớn.

Vậy Servant Leadership có định nghĩa như thế nào trong quản lí dự án Agile nhỉ? Không phải quản lí, không phải Scrum Master, không phải người hướng dẫn (coach), mà chính là những thành viên trong dự án là người hoàn thành các công việc được đặt ra, đồng thời trực tiếp tạo nên các giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lãnh đạo đầy tớ là một cách tiếp cận được Agile đề cao trong quá trình quản lí dự án, và nhận thức rõ vai trò của người quản lí. Lãnh đạo đầy tớ giúp người quản lí tập trung chính vào việc cung cấp những gì mà thành viên cần, loại bỏ trở ngại, và đặc biệt là hỗ trợ các thành viên để họ có thể phát huy hết hiệu suất công việc.

Lãnh đạo đầy tớ nhắm tới việc giúp đỡ nhân viên và thúc đẩy họ phát triển.

 

Lợi ích của Lãnh đạo đầy tớ đã được chứng minh rất nhiều trong các bài nghiên cứu và luận văn của nhiều học giả nổi tiếng. Đặc biệt năm lợi ích của Lãnh đạo đầy tớ đã được nhắc đến trong bài luận “Greenleaf’s ‘Best Test’ of Servant Leadership: A multilevel analysis” của học giả Robert W.Hayden. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem 5 lợi ích đó là gì nhé!

Nhà lãnh đạo đầy tớ khuyến khích nhân viên của mình tham gia vào tất cả các khía cạnh của quá trình ra quyết định. Khi nhân viên được xây dựng và đóng góp cho một mục tiêu chung thì họ sẽ thấy được trách nhiệm và vai trò của bản thân, từ đó ý thức trung thành mạnh mẽ được xây dựng theo thời gian.

Tham khảo:   Hiểu đúng Bắt đầu và Kết thúc - Stop starting start finishing

Nhà lãnh đạo sẽ cho phép nhân viên thoải mái thể hiện bản thân và những mối quan tâm của họ, mọi nhân viên sẽ cảm thấy được trao quyền để thực hiện công việc của họ với sự độc lập, linh hoạt và cảm thấy được kích thích tinh thần làm việc tốt hơn. Ngoài ra, nhà lãnh đạo đầy tớ luôn hỗ trợ cho nhân viên của mình, giúp họ phát huy được năng lực tối đa và tiếp cận những công việc mà khác với nhiệm vụ thông thường của mình.

Hạn chế lạm dụng sử dụng quyền lực

Thay vì lãnh đạo chuyên quyền độc đoán trong mọi vấn đề thì nhà lãnh đạo sẽ chia sẻ thông tin và cân nhắc những phương án giải quyết của nhân viên. Ngoài ra các quyết định, ý tưởng của nhân viên sẽ tạo ra sự đa dạng trong nơi làm việc, giúp công ty tiếp cận mọi thứ thông qua những cách nhìn khác nhau.

Khi đề cập đến lợi ích Servant Leadership là gì chắc chắn không thể thiếu việc năng suất trong tổ chức sẽ được cải thiện. Lãnh đạo đầy tớ đi ngược lại quản lý truyền thống, luôn hỗ trợ nhân viên tự do và linh hoạt để tự học, khám phá và giải quyết các thách thức. Khi nhân viên phát triển ý thức cao hơn về sự hài lòng trong công việc, họ sẽ biết cách quản lý thời gian hiệu quả và làm việc tích cực hơn, mang lại sự chuyên nghiệp hơn dành cho tổ chức của họ.

Thích ứng nhanh với sự thay đổi trong môi trường doanh nghiệp

Cách tiếp cận của Servant Leadership là gì? Nó có thể có hiệu quả trong những môi trường làm việc khác nhau không? Câu trả lời là có. Nhà lãnh đạo đầy tớ mang đến văn hóa phục vụ, đặt nhu cầu của nhân viên trước nhu cầu của chính họ và coi đó là ưu tiên hàng đầu. Trong một nhóm có văn hóa phục vụ, mọi thành viên đều coi việc giúp đỡ người khác là ưu tiên hàng đầu. Triết lý lãnh đạo này vừa cho phép cá nhân hóa hình thức quản lý mỗi nhân viên nhưng cũng duy trì sự gắn kết trong tổ chức.

 

Lãnh đạo đầy tớ cần can thiệp và hạn chế những vấn đề có thể gây gián đoạn công việc. Một ví dụ nho nhỏ: Khi khách hàng làm việc trực tiếp với nhân viên trong dự án, điều có thể phát sinh ở đây là những yêu cầu thay đổi nhỏ, thậm chí ảnh hưởng tới các luồng hiện tại, và gây ra khó khăn trong việc lên kế hoạch hoàn thành dự án. Hay chỉ đơn giản thay đổi kênh tương tác giữa khách hàng và nhân viên. Những điều này có thể khá ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của nhân viên.

Lãnh đạo đầy tớ cần “dọn dẹp” các trở ngại khiến cho công việc bị trì trệ và thậm chí không hoàn thành được đúng thời hạn, dẫn đến việc ảnh hưởng đến cống hiến giá trị cho doanh nghiệp. Những trở ngại ở đây có thể là:

  • Xử lí tài liệu
  • Những buổi họp không thuộc dự án
  • Những hoạt động không cần thiết của đoàn thể, công ty
  • Lặp lại việc lưu lại các công việc hằng ngày

Việc loại bỏ những trở ngại này sẽ giúp cho nhân viên có thể tập trung trong công việc hơn, đem lại các giá trị cao hơn cho dự án, và cho doanh nghiệp.

Trao đổi qua lại với khách hàng, hoặc những bên liên quan để tầm nhìn của dự án được xác định rõ ràng, và đảm bảo được những công việc làm hàng ngày của nhân viên không đi chệch ra khỏi định hướng của dự án là một trong những giá trị cốt lõi mà lãnh đạo đầy tớ cần phải chú tâm.

Điều này không chỉ đảm bảo được các thành viên trong dự án tập trung hoàn thành các công việc theo định hướng dự án, mà còn đảm bảo các bên liên quan hiểu rõ hơn về tầm nhìn và loại bỏ những công việc có thể tạo ra trở ngại trong việc hoàn thành mục tiêu dự án.

Tham khảo:   SERIES 100 quy luật sống còn của Giám đốc dự án NASA (phần 3)

Nghe thì thật là buồn cười vì tại sao “Cung cấp thức ăn và thức uống” lại là một trong những giá trị cốt lõi. Nhiệm vụ này không chỉ tập trung vào việc “vỗ béo nhân viên” nhé. Giữ nhiệt và hiệu suất của nhân viên là điều kiện thiết yếu cho giá trị này.

Quản lí đầu tiên phải hiểu điều gì sẽ động viên được cho từng cá nhân, và tìm cách để thưởng cho họ sau những đóng góp. Thậm chí, ngay cả một lời cảm ơn trực tiếp đối với từng cá nhân cũng là một cách để thể hiện sự trân trọng dành cho nhân viên.

Nhà quản lí có thể thông qua các buổi tiệc nhỏ chúc mừng đánh dấu những thành tựu nhỏ và lớn trong suốt quá trình phát triển dự án. Đôi khi, mọi người có thể chỉ “ăn mừng thành công” chỉ khi chấm dứt dự án. Nhưng nếu khoảng thời gian dự án quá lâu, điều này có thể khiến nhân viên “mất nhuệ khí” từ đó sẽ làm giảm đi hiệu suất công việc.

Ngoài các buổi tiệc chúc mừng, những buổi hướng dẫn, buổi chia sẻ về định hướng phát triển công việc cũng là một trong những việc mà nhà quản lí có thể phát triển thêm để giữ nhiệt và giúp nhân viên đi theo đúng định hướng phát triển mà họ mong muốn. Điều này không chỉ thể hiện cho nhân viên thấy được rằng những nhà quản lí không phải là những “kẻ hút máu”, mà họ quan tâm đến mong muốn của nhân viên, và tạo mọi điều kiện để việc phát triển được tối ưu nhất có thể.

 

Kỹ năng cần có của “Lãnh đạo đầy tớ”

Theo một số các nghiên cứu, để trở thành Lãnh đạo đầy tớ là một chuyện không hề khó. Tuy nhiên, cần phải thực hiện và phát triển tối đa các kĩ năng sau đây để có thể trở thành một nhà Lãnh đạo đầy tớ hiệu quả.

Lãnh đạo đầy tớ đồng nghĩa với việc đặt nhân viên lên trên bản thân mình. Vậy nên, việc lắng nghe những tâm tư tình cảm, thắc mắc, và nguyện vọng của nhân viên là một điều rất quan trọng. Quá trình lắng nghe sẽ giúp cho bạn và nhân viên hiểu rõ về nhau hơn. Hãy chú tâm vào câu chuyện của họ khi họ đang chia sẻ.

Thông qua giao tiếp với khách hàng, với nhà tài trợ, và với các bên liên quan, lãnh đạo đầy tớ cần biết được các yêu cầu của dự án là gì, đồng thời hiểu rõ được sự ưu tiên của từng loại yêu cầu.

Cân bằng, khuyến khích những nhu cầu và mong muốn của cả hai bên liên quan – thành viên dự án và các bên liên quan.

Đảm bảo mọi người hiểu rõ được khái niệm thành công và thất bại trong dự án. Thúc đẩy tinh thần tự giác của nhân viên để hoàn thành công việc hướng đến mục tiêu. Tạo động lực, tự thưởng cho các thành tựu đạt được trong dự án. Đồng thời chấp nhận những điều thất bại, từ đó có thể học từ những thất bại, và hạn chế được những ảnh hưởng sau này.

Một lãnh đạo điển hình thường không biết gì về những gì đang diễn ra xung quanh họ, nhưng lãnh đạo đầy tớ thì không như vậy. Họ sẽ là người có cái nhìn bao quát toàn diện bố cục của dự án để có thể định hướng được những bước phát triển tiếp theo sau này.

Tham khảo:   Kick off meeting là gì? Những thông tin về kick off meeting

Mọi hành động hoặc quyết định đều được đưa ra dựa trên mục tiêu hướng tới của dự án.

Để xây dựng phát triển nhóm dự án thành công, lãnh đạo đầy tớ cần là tấm gương điển hình cho nhân viên noi theo.

Mâu thuẫn có những vấn đề nên được xem là những đề tài tuyệt vời cho những cuộc thảo luận giữa các thành viên nhằm tìm ra được hướng giải quyết một cách tốt hơn cùng với nhau.

Với lãnh đạo, nếu thiếu đi trung thực và có đạo đức, nhân viên sẽ khó lòng dốc sức trong công việc được.

Niềm tin là một nguyên liệu cốt lõi để tạo nên thành công của dự án.

Việc dành thời gian để nhìn lại những chặng đường trong dự án là một việc không thể thiếu. Điều này giúp nhà lãnh đạo có thể học được từ những gì đã qua, và chuẩn bị cho những gì sắp tới dựa trên kinh nghiệm đã học hỏi từ trước.

Điều này có nghĩa nhà quản lí sẽ đặt bản thân vào tình huống đã hoàn thành dự án. Họ có thể đi ngược lại xem những gì phải xảy ra để dự án hoàn thành, đồng thời những vấn đề phải đối mặt trong quá trình phát triển. Vậy nên, việc cần làm đầu tiên là phải xác định được đích đến cuối cùng là gì. Để từ đó có thể phát triển ra được những việc cần làm, và những vấn đề cần tránh để không phải phát sinh khó khăn.

 

Hy vọng bài viết này đã giúp cho mọi người hiểu được Lãnh đạo đầy tớ – Servant Leadership là gì? Thông qua đó, mong rằng bài viết này cũng giúp cung cấp thêm một phần nào kiến thức cho các bạn để có thể ứng dụng vào việc quản lí dự án Agile trong tương lai nhé.

———————————————————————————————-

*** Servant Leadership: tạm dịch “Lãnh đạo đầy tớ” hoặc “Lãnh đạo phục vụ”

 

Nhóm tác giả

(Snr. Business Analyst, PSM I)

(Snr. Software Engineer)

(PMP, PSM I, ITIL v3)

 

Planning Poker – Công cụ ước tính hiệu quả trong Agile

Một số cách chạy Daily scrum hiệu quả

Leadership vs. Management – So sánh Lãnh Đạo và Quản Lý

Leadership Styles là gì? Một số loại Phong cách lãnh đạo trong bài thi PMP

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo