37. Kinh nghiệm việc làm

6 sai lầm phá hủy các mối quan hệ trong gia đình

Gia đình là nơi luôn yêu thương, chở che và là nguồn động lực cho mỗi người trong cuộc sống. Nhưng cũng thật đáng tiếc, một số gia đình với nhiều thế hệ hiện nay đang rơi vào trạng thái khủng hoảng khi các mối quan hệ trong gia đình không còn được thống nhất. Nhìn nhận và thấu hiểu những vấn đề đang xảy ra là bước đầu tiên để tìm giải pháp khắc phục tình trạng này.

6 điều sai lầm phá hủy các mối quan hệ trong gia đình bao gồm:

1. Lăng mạ và chỉ trích

Mỗi lời nói đều có một sức nặng nhất định. Trong một vài trường hợp, chúng có thể mang đến những ảnh hưởng to lớn. Những lời nói không tốt sẽ làm tổn thương đến mọi người. Gia đình là nơi tạo cho bạn niềm tin và động lực, khuyến khích bạn vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Lời nói tiêu cực sẽ hủy hoại những mối quan hệ cốt lõi trong gia đình.

Một số thành viên có thể nói mà không suy nghĩ bởi vì họ cho rằng những lời nói đó là bình thường, họ không nghĩ nó sẽ làm tổn thương người khác. Nhưng sự thật dù bạn có muốn hay không thì những lời nói đó cũng làm cho mọi người buồn lòng. Mối quan hệ trong gia đình sẽ xấu đi khi ai đó nói những lời tiêu cực với các thành viên khác. Phải mất một thời gian và tiếp xúc nhiều với nhau mới có thể hàn gắn vết thương mà những lời chỉ trích, lăng mạ, trì chiết gây ra.

Gia đình

Khi lời nói tiêu cực làm những mối quan hệ trong gia đình ngày càng rạn nứt đến mức dường như không thể sửa chữa được thì chúng cần được giải quyết bằng lời xin lỗi và sự tha thứ, cho dù sự tổn thương ấy vẫn còn hằn sâu trong tâm hồn.

Hãy cẩn thận với mỗi lời nói của bạn. Nhớ rằng bản thân bạn cũng chính là động lực sống to lớn cho gia đình của mình. Làm ai đó trong gia đình “sụp đổ” bằng lời nói của mình cũng chính là bạn đang làm gia đình mình trở nên tan rã. Hãy luôn nhớ đến câu châm ngôn này khi bạn nói chuyện với mọi người trong gia đình: “Nếu bạn không có lời tốt đẹp nào để nói thì đừng nói gì cả”.

Nếu ai đó trong gia đình gặp vấn đề gì với lời nói, bạn hãy dùng những từ ngữ động viên và khích lệ họ. Làm như vậy sẽ khiến cho người khác muốn ở cạnh bạn. Không ai muốn ở cạnh người luôn khiến mình cảm thấy tồi tệ. Họ muốn ở cạnh những người có thể khiến họ cảm thấy tốt hơn. Hãy giúp đỡ gia đình bằng cách hiểu rõ mọi người muốn gì và dùng những lời nói phù hợp khích lệ họ cố gắng vượt lên mọi khó khăn.

Tham khảo:   Chuyên gia tâm lý Harvard: 2 tiêu chí mọi người sử dụng để đánh giá bạn trong lần gặp đầu tiên

2. Ngồi lê đôi mách

Ngồi lê đôi mách là một điều rất có hại. Hầu hết mọi trường hợp ngồi lê đôi mách xảy ra khi ai đó làm đảo lộn thứ gì liên quan đến người mà họ bàn tán đến. Việc đưa ra những lời bàn tán như vậy có thể khiến tâm trạng người đó thoải mái trong một thời gian nhất định nhưng đến cuối cùng nó lại mang tới nhiều vấn đề rắc rối, chắc chắn những lời đó không xuất phát từ tình yêu hay sự tốt bụng.

Nếu bạn có vấn đề hay tranh cãi nào với ai đó trong gia đình thì hãy nói chuyện thẳng thắn với họ. Bạn không cần phải thông báo sự tranh cãi này trước mặt tất cả các thành viên trong gia đình. Một số người đã làm điều đó, buộc các thành viên phải lựa chọn giữa các tình huống và đứng về phía một bên.

Khi sự lựa chọn giữa hai bên được đưa ra nghĩa là gia đình sẽ bị chia rẽ. Thay vì đó, bạn hãy đến và nói chuyện riêng với người đã gây rắc rối cho bạn. Thảo luận về vấn đề gây tranh cãi với mục đích là đi đến sự hòa giải. Nếu bạn làm điều đó với một trái tim lạnh lùng chỉ để nhằm đổ lỗi hay lên án thì sẽ không thể giải quyết được vấn đề.

 

Biểu lộ sự quan tâm là cách giúp họ nhận ra thành ý từ bạn. Bằng cách này, họ có thể muốn hàn gắn mối quan hệ đang rạn nứt với bạn. Đừng nói xấu sau lưng các thành viên trong gia đình mình.

3. Thiếu sự gắn kết, đùm bọc

Gia đình

Sự gắn kết, đùm bọc giữa các thành viên là điều quan trong giúp gia đình thành một thể thống nhất. Mỗi thành viên đều có những chức năng riêng trong gia đình của mình. Thậm chí nếu có một vấn đề mà bạn biết chắc họ sẽ từ chối, hãy cứ hỏi họ. Họ sẽ giận nếu bạn không quan tâm đến ý kiến của họ.

Hãy để cho mỗi người tự quyết định về sự có mặt của mình, bất cứ về chức năng hay chuyến đi mà bạn mời họ tham dự. Điều quan trọng nhất là bạn phải hỏi ý kiến của họ nếu bạn mong muốn gia đình bao gồm tất cả các thành viên thống nhất luôn đoàn kết và yêu thương nhau.

Tham khảo:   Quy tắc 20 phút để hình thành thói quen: Mỗi ngày chỉ cần dành 20 phút và làm liên tục trong 30 ngày

4. Mưu mẹo và dối trá

Sự dối trá sẽ phá hủy các mối quan hệ trong gia đình. Sự thật luôn phải được ưu tiên. Nếu bạn có thể trung thực với mọi người trong gia đình thì họ cũng sẽ như vậy với bạn.

Nói dối hay sử dụng những mưu mẹo để che dấu một sự thật nào đó là nguyên nhân gây rạn nứt trong gia đình. Sự rạn nứt ấy đến từ việc bóp méo sự thật. Dối trá càng nhiều, lòng tin càng bị hao mòn.

Hành động của bạn rất quan trọng. Không chỉ đối với bản thân bạn mà còn đối với cả gia đình, thậm chí là cả một thế hệ sắp tới. Sẽ thật tốt nếu bạn thừa nhận việc làm sai trái của mình và cố gắng sửa chữa hơn là nói dối và tiếp tục kéo theo nhiều sự dối trá khác cho đến khi sự thật bị phát hiện. Đừng tạo gánh nặng, áp lực cho mình bằng việc nói dối. Hãy cởi mở và trung thực với gia đình bạn. Nếu bạn làm điều gì tổn thương ai đó trong gia đình, hãy xin lỗi và sửa chữa nó để gia đình luôn là một thể thống nhất. Sự thật bị che giấu càng lâu thì sự tổn thương nó gây ra càng lớn.

5. Không chấp nhận sự khác biệt

Những đứa trẻ lớn lên trong cùng một gia đình, cha mẹ, cùng một phương pháp rèn luyện, chỉ bảo sẽ trưởng thành với những sự khác biệt nhất định. Một gia đình không có nghĩa là bạn phải giống nhau về quan điểm chính trị hay thậm chí là tôn giáo.

Mọi người lớn lên và có sự khác nhau trong việc nuôi dạy con cái và lựa chọn phong cách sống, đó không phải là việc mà gia đình có thể can thiệp. Tình yêu và sự chấp nhận được bắt nguồn từ chính gia đình.

 

Gia đình

Nếu bạn lựa chọn địa vị khác nhau và tạo ra xung đột bởi những điều khác biệt thì sự thống nhất trong gia đình sẽ bị đe dọa. Hãy chấp nhận “cái tôi” của người khác, bất kể con người họ như thế nào, đó chính là nền tảng cho sự yêu thương.

6. Không xin lỗi và không tha thứ

Xin lỗi và tha thứ là hai chất kết dính gia đình lại với nhau. Không có ai là hoàn hảo cả. Trong một thời điểm nào đó, bạn có thể làm tổn thương mọi người trong gia đình. Đó là lúc bạn phải nói lời xin lỗi. Lời xin lỗi có thể chữa lành mọi vết thương và làm cho gia đình càng trở nên gắn kết. Khi bạn nói lời xin lỗi, nghĩa là bạn đang nói cho họ biết là mình không cố ý và thực sự không muốn mối quan hệ này trở nên xấu đi.

Tham khảo:   7 sai lầm về tài chính hầu hết mọi người thường hay mắc phải

Không nhận lỗi là một thói xấu. Hãy nhận lỗi với mọi người khi bạn đã sai, bất kể đó là lời nói hay hành động.

Khi ai đó đã nhận lỗi, hãy tha thứ cho họ. Gia đình cần tất cả mọi thành viên. Đừng giữ sự tức giận trong lòng, nó chỉ làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi. Tha thứ và cho mọi người thấy sự rộng lượng của bạn trước những lỗi lầm của người khác. Ví dụ khi bạn quên mời ai đó trong gia đình đến dự buổi sinh nhật của mình thì hãy thành thật nhận lỗi và mời họ đi ăn. Hành động cao hơn lời nói, hãy xin lỗi bằng chính hành động của mình, đó mới là lời xin lỗi chân thành nhất.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo