37. Kinh nghiệm việc làm

Hãy thử thách bản thân để khác biệt

“Mạo hiểm nhiều hơn điều người khác nghĩa là an toàn. Quan tâm nhiều hơn điều người khác nghĩ là khôn ngoan. Mơ ước nhiều hơn điều người khác nghĩa là thực tế. Mong đợi nhiều hơn điều người khác nghĩ là có thể” – Cadet maxim.

Lần cuối bạn làm thứ gì đó đẩy bạn thoát ra khỏi những thứ quen thuộc bạn vẫn làm, nằm ngoài vùng an toàn – vùng mà bạn cho là bất di bất dịch. Chúng ta mong đợi sự thay đổi. Một sự thay đổi tốt hơn. Nhưng chúng ta sợ phải dịch chuyển.

Thay đổi dường như là điều thật khó khăn!

Vùng an toàn (Comfort zone) là nơi mà ta luôn cảm thấy thoải mái nhất – một công việc ta làm quen tay nhiều năm liền, một loại sách mà ta luôn chọn mua để đọc hay một môi trường sống mà ta có thể tự do vẫy vùng, làm bất cứ điều gì mình thích mà chẳng cần lo sợ.

Một sự thay đổi đồng nghĩa với một mối đe dọa sẽ xuất hiện, một cơ hội cho những thứ gì đó sai lầm. Thế nên, không có gì ngạc nhiên khi mọi người cố tránh làm bất cứ thứ gì đòi hỏi sự thay đổi. Và thay đổi tâm trí là điều khó nhất để bắt đầu.

Thử thách

Cơ thể và tâm trí của chúng ta thèm khát những công việc có tính lặp lại và đơn giản. Một cách tự nhiên, chúng ta luôn bị hút về vùng an toàn của chính mình. Trong khi đó, sự phát triển lại nằm ngoài vùng mà bạn cho là an toàn đó. Nó đòi hỏi bạn phải trả giá bằng việc thử làm những điều mới lạ, những con đường mới, những ý tưởng mới, những nguyên tắc mới và những cách thức mới để nhận được kết quả tốt hơn với những gì bạn đang làm.

Để tự bảo vệ mình, tâm trí sử dụng cơ chế “nỗi sợ hãi”, khiến ta sợ mọi thứ ở bên ngoài và luôn tâm niệm rằng những thứ nằm ngoài vùng an toàn đều ẩn chứa một mối đe dọa.

Tham khảo:   Hội chứng FOMO: Càng dùng Facebook nhiều, con người càng sợ bị bỏ rơi

Và chẳng có gì là sai nếu ai cũng thích ở trong vùng an toàn như vậy, vì nó khiến ta như “cá gặp nước”, có gì mà lo lắng vì bất kỳ ai hay thứ gì trong nơi đó cũng khiến ta dễ chịu hay được yêu thương và bao bọc. Tuy vậy, sẽ có ngày ta chợt nhận thấy: Sao cuộc sống này thật quá đơn điệu và buồn tẻ?

: 12 cách đẩy chính mình ra khỏi vùng an toàn mỗi ngày

Bạn hoàn toàn có khả năng vượt qua được nỗi sợ hãi đó và sẽ quen với những lề thói mới. Trong thế giới thực, bạn không thể đạt được bất cứ thứ gì nếu chỉ ước mà không hề thực hiện, chỉ mơ mà không hành động. Khi sống một cách quá an toàn nghĩa là bạn đang nắm lấy rủi ro lớn nhất trong cuộc đời bạn.

Đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội được thể hiện mình. Hãy tham gia. Hãy di chuyển. Hãy cởi mở. Hãy dành cho bản thân thời gian để xem xét về những điều có thể và thậm chí là tạo ra những bước đi dù nhỏ nhất theo hướng đó. Bám lấy những thói quen hàng ngày hay cứ mãi làm một thứ gì đó quen thuộc là điều quá dễ dàng. Khó ở đây là làm thế nào để thoát khỏi nó.

Hãy thử thách tâm trí của bạn

Cuộc sống vốn đã đầy rủi ro. Chỉ có duy nhất một rủi ro lớn nhất mà bạn nên tránh bằng mọi giá – đó chính là rủi ro của việc không làm bất cứ điều gì cả – Denis Waitley.

Những thử thách mới và những hoạt động mới sẽ khiến bộ não của bạn có thêm sức mạnh. Học một ngôn ngữ mới. Đọc sách khoa học viễn tưởng. Diễn thuyết trước đám đông. Học bơi. Lần đầu tiên giới thiệu bạn thân trong một sự kiện lớn. Tham gia vào các cuộc trò chuyện với những người lạ. Đối mặt với nỗi sợ hãi và kiên quyết để nó biến mất khỏi đời mình. Tâm trí của bạn có khả năng để vượt qua những tình huống khó khăn nhất. Hãy thử thách nó và nó sẽ tưởng thưởng cho bạn.

 

Thử thách

Bạn phải thử thách tâm trí của mình – thậm chí, khiến nó không cảm thấy thoải mái bằng cách tự đẩy bản thân làm những việc không đến một cách tự nhiên. Hãy nghĩ tâm trí của bạn giống như cơ bắp khi theo thời gian, lẽ dĩ nhiên, nó sẽ trở nên căng ra trừ khi bị tác động về mặt nhận thức.

Tham khảo:   Tại sao dù làm việc và ăn chơi hết mình, nhiều người vẫn không cảm thấy hạnh phúc?

Đa phần mọi thứ đều là không thể cho tới khi chúng được thực hiện. Hãy cho phép bản thân được nghĩ và hành động vượt ra khỏi những điều tầm thường. Và rồi bạn sẽ ngạc nhiên bởi những gì mà bạn có khả năng đạt được.

Sự thoải mái là nỗi ám ảnh

Nguồn kiến thức duy nhất đó chính là sự trải nghiệm – Albert Einstein.

Sự thoải mái sẽ giết chết khả năng sáng tạo và năng suất làm việc. Cơ thể và tâm trí của bạn luôn khao khát những thứ quen thuộc, dễ làm. Muốn tốt hơn, giỏi hơn, bạn buộc phải vượt ra khỏi những điều truyền thống đó để thử những điều mới lạ, khó hơn và bạn sẽ thấy mình làm được nhiều hơn thế.

: Bạn sẽ không muốn thừa nhận 13 dấu hiệu cho biết bạn đang lãng phí cuộc đời dưới đây

Giống như Alan Henry đã từng chia sẻ trên trang Lifehacker rằng:

Ý tưởng về vùng an toàn được xuất phát từ một thí nghiệm kinh điển về tâm lý. Vào năm 1908, nhà tâm lý học Robert M. Yerkes và John D. Dodson đã giải thích rằng trạng thái về sự thoải mái có tính tương đối đã tạo ra một mức độ ổn định về hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể tối đa năng suất làm việc, chúng ta cần khơi dậy sự lo lắng ở mức tương đối – nghĩa là cảm giác căng thẳng cao hơn một chút so với bình thường. Đây được gọi là Optimal Anxiety – “nỗi lo tối ưu” và nó nằm ngoài vùng an toàn của chính bạn.

Hãy bước ra khỏi vùng an toàn bằng cách dám hỏi, dám nói, dám nhận chỉ trích, dám đối diện với bản thân và dám thất bại. Đừng từ chối những “trái đắng” đầy ngọt ngào vì nó sẽ giúp bạn cảm nhận được những hương vị chưa từng được nếm trước đó.

Tham khảo:   Lý do nên loại bỏ ngay hai từ "Nhưng" và "Tôi phải" ra khỏi cuộc sống của bạn

Cuộc sống thú vị đang chờ chúng ta ngoài kia!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo