37. Kinh nghiệm việc làm

10 quy luật kiếm tiền của người Do Thái, nghìn năm vẫn đúng

Người Do Thái có rất nhiều quan điểm kinh doanh đáng để chúng ta suy ngẫm và học hỏi. 10 quy luật dưới đây vẫn còn vẹn nguyên giá trị cho đến ngày nay, cho thấy trí tuệ siêu việt của người Do Thái trong việc kiếm tiền.

1. Phục vụ cho phụ nữ

Luật kinh doanh Do Thái cho rằng: Muốn kiếm được nhiều tiền, đối tượng mà hoạt động kinh doanh của mình hướng tới phải bao gồm phụ nữ. Điều này dựa trên một quy luật bất biến: Đàn ông kiếm tiền, phụ nữ tiêu tiền. Sở thích của đàn ông vốn dĩ không nằm ở việc cất giữ và sử dụng tiền bạc (mua sắm vật dụng gia đình), họ tập trung nhiều hơn đến việc kiếm tiền. Còn tiêu những đồng tiền ấy ra sao, đấy chủ yếu là việc của phụ nữ.

Do đó, nhân viên tiếp thị nên nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của phụ nữ, đuổi theo lập trường của họ, thích ứng và thoả mãn nhanh chóng với những gì phụ nữ yêu thích. Hãy bám theo đặc điểm thích cái đẹp của phụ nữ và tạo ra những hoạt động bán hàng theo trào lưu mà họ quan tâm.

Quan điểm kinh doanh của người Do Thái

2. Không kiếm tiền chỉ ở một chỗ

Đi khắp nơi để kiếm tiền là đặc tính bẩm sinh của người Do Thái. Họ sinh ra đã là thương nhân của thế giới.

Dưới bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, bất cứ ai cũng nên “Kinh doanh ở bốn phương, kiếm tiền tám hướng”. Hãy luôn luôn tìm kiếm thị trường mới, những cơ hội mới để gia tăng thu nhập. Đồng tiền bạn kiếm được không nên chỉ là đồng lương từ công việc chính!

3. Quy luật 78:22

Đàn ông kiếm được 78% tiền của thế giới, trong khi phụ nữ tiêu dùng 78% tiền của thế giới.

Quy luật 78:22 tồn tại phổ biến trong marketing, phát biểu rằng: 22% khách hàng tạo ra 78% lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, trong hoạt động marketing, nên thực hiện chiến lược marketing lấy giá trị của khách hàng làm nền tảng, nắm chắc sản phẩm trọng điểm và khách hàng trọng điểm, từ đó nâng cao hiệu suất, hiệu quả và lợi ích của marketing.

Quan điểm kinh doanh của người Do Thái

4. Phục vụ cái miệng

Người Do Thái cho rằng trong quá trình buôn bán nên nhắm vào nhu cầu ăn uống của mọi người. Kinh doanh liên quan đến việc ăn uống là hoạt động đem lại lợi ích lâu dài và bền vững.

Marketing cũng phải xoay quanh việc phục vụ cái miệng, bởi vì ăn là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người. Cùng với việc thu nhập bình quân đầu người tăng, người tiêu dùng ngày càng trở nên khắt khe và dành nhiều thời gian hơn trong việc làm hài lòng cái miệng của mình. Chính vì vậy, kinh doanh ngành hàng ăn uống không bao giờ lỗi thời, và sản phẩm làm vừa lòng yêu cầu cơ bản của mọi người sẽ có không gian phát triển rộng lớn.

Tham khảo:   12 ngày luyện tập để biết yêu bản thân nhiều hơn

5. Tăng doanh thu quan trọng hơn là tiết kiệm

Của cải chúng ta có được là do chúng ta bỏ mồ hôi công sức để làm ra, chứ không phải là ăn tiêu tiết kiệm tích góp mà có. Đây là niềm tin không thể bị lay động của thương nhân Do Thái.

 

Kết quả tốt nhất của hoạt động marketing cần phải có sự đầu tư cao, lấy việc gia tăng doanh thu làm mục tiêu chính. Để làm được điều đó, cần không ngừng tìm kiếm khách hàng mới trong khi duy trì tốt quan hệ với những người khách hàng cũ, thông qua các hoạt động truyền bá có sức ảnh hưởng. Trong quá trình hoạt động marketing, cần nhấn mạnh hiệu suất và lợi ích, một mặt phải ngăn chặn lãng phí, mặt khác phải tạo ra “Hệ thống sinh thái marketing” và “Marketing hài hòa”.

6. Kiếm tiền bằng trí tuệ

Sự thông minh có thể kiếm ra tiền mới là sự thông minh thật sự. Người Do Thái cho rằng kiếm tiền là đạo lý hiển nhiên và là việc vô cùng tự nhiên, nếu như tiền có thể kiếm được mà không kiếm, điều đó quả là có lỗi với tiền, phải bị thượng đế nghiêm phạt.

Marketing cũng cần phải dùng não mà suy xét, phân tích hành vi chi tiêu của người tiêu dùng, những tâm lý người tiêu dùng đòi hỏi khi sử dụng sản phẩm. Chiến lược đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp là chiến lược thoả mãn được những nhu cầu thầm kín của khách hàng.

Quan điểm kinh doanh của người Do Thái

7. Thời gian là vàng bạc

Trong châm ngôn kinh doanh của người Do Thái có câu:”Đừng đánh cắp thời gian”. Câu châm ngôn này vừa là châm ngôn liên quan đến kiếm tiền, vừa là lời nhắc nhở cần phải hành xử lễ phép khi thực hiện hoạt động kinh doanh của người Do Thái. Người Do Thái xem trọng thời gian, ở một tầng ý nghĩa khác là nắm chắc từng phút từng giây mới có thể giành được cơ hội trong kinh doanh.

Tham khảo:   13 dấu hiệu cho thấy bạn là người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, ai chậm chân sẽ mất cơ hội. Do đó, hoạt động marketing cần phải phản ứng lại một cách cấp tốc, giành quyền chủ động cạnh tranh, thay đổi linh hoạt, không ngừng điều chỉnh.

8. Giữ chữ tín là việc quan trọng

Trong kinh doanh người Do Thái chú trọng nhất là “khế ước”. Thương nhân Do Thái nổi tiếng là người biết trọng chữ tín. Người Do Thái một khi đã ký hợp đồng, bất luận xảy vấn đề gì, cũng đều quyết không nuốt lời.

Trong hoạt động marketing, cũng cần phải lấy việc giữ chữ tín làm gốc. Cần phải tuân thủ quy luật của cuộc chơi, thiết lập mối quan hệ cộng sự hợp tác đáng tin cậy với người có liên quan, dùng sự chân thành lay động trái tim khách hàng nếu bạn muốn công việc thuận lợi suôn sẻ.

 

9. Đứng ở trên cao mới có thể nhìn ra xa

Người Do Thái cho rằng trong kinh doanh nên “cố gắng nhìn thêm vài bước”, sự phát triển trong tương lai mà bạn có thể nghĩ đến là bao nhiêu, thì thành công của bạn sẽ đến được bấy nhiêu. “Chân không thể chạm đến, thì mắt phải thấy được. Mắt không thể thấy được, thì tim phải cảm nhận được.”

Marketing cũng cần ánh mắt chiến lược, tránh mắc phải “Chứng marketing thiển cận”. Bất luận làm gì, bạn cũng đều cần tư duy chiến lược, thực hiện những nước đi phù hợp với giai đoạn phát triển của doanh nghiệp và xu hướng phát triển ngành nghề. Bước trước nửa bước, bạn mới có thể dẫn dắt và tạo ra nhu cầu của thị trường.

10. Đàm phán tạo ra giá trị

Một câu chuyện kinh điển được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng người Do Thái: Có một người cho hai đứa trẻ một quả cam. Hai đứa trẻ chỉ vì việc chia quả cam này mà cãi nhau. Thấy vậy, người đó liền đề xuất: Cho một đứa trẻ phụ trách cắt quả cam, đứa trẻ còn lại sẽ được chọn cam trước. Kết quả, hai đứa trẻ tự cầm lấy nửa quả cam của mình, vui vẻ trở về nhà. Đứa trẻ thứ nhất về đến nhà, liền lấy các múi cam vứt đi, đem vỏ cam nghiền nát ra, trộn vào trong bột mì nướng bánh ăn. Đứa trẻ kia thì lấy múi cam bỏ vào máy ép trái cây ép thành nước để uống, vứt vỏ xanh vào thùng rác.

Tham khảo:   6 niềm tin hủy hoại con đường đi đến ước mơ của bạn

Từ câu chuyện phía trên chúng ta có thể thấy, mặc dù hai đứa trẻ mỗi đứa đều cầm lấy một nửa quả cam bằng nhau, nhưng chúng lại không tận dụng hết nguyên liệu của mình, không đạt được lợi ích lớn nhất.

Trước đó, chúng không nói ra thứ mà bản thân muốn, không nói chuyện và thương lượng với nhau, từ đó dẫn đến việc theo đuổi một cách mù quáng về sự công bằng trên lập trường và hình thức. Kết quả, hai bên không thoả thuận được với nhau trong quá trình đàm phán. Trong hoạt động marketing, bạn không tránh khỏi phải đối mặt với rất nhiều cuộc đàm phán. Lúc này, bạn nên tăng cường giao tiếp, thông qua đó để gây dựng thiện cảm nơi đối tác, và cùng nhau làm việc để ra được một kết quả mà “đôi bên cùng có lợi”.

Theo CafeF

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo