37. Kinh nghiệm việc làm

Nếu chỉ có đam mê, đừng vội nghĩ đến khởi nghiệp

Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ thường bắt đầu mở công ty khi họ mới chỉ có đam mê về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Tuy nhiên, thực tế chẳng mấy ai mở một hiệu bánh chỉ bởi vì họ yêu thích làm bánh cả. Nếu như vậy thì tốt nhất là bạn nên đến một tiệm bánh và xin làm nhân viên làm bánh hoặc bán hàng.

Khi bắt đầu mở tiệm bánh, bạn sẽ nhận thấy rằng có nhiều việc phải làm hơn bạn nghĩ. Bạn sẽ phải phục vụ khách hàng, theo dõi đơn đặt hàng, mua thiết bị, nguyên liệu và thậm chí là lau sàn nhà.

Có rất nhiều chức năng gắn với việc điều hành một doanh nghiệp. Trong vai trò là nhà sáng lập, bạn sẽ phải biết (thậm chí là làm tốt) tất cả mọi thứ liên quan như bán hàng, kế toán, công nghệ thông tin, quản lý tài chính…. và bạn buộc phải nắm được bằng cách nào mà mỗi chức năng này đã được xử lý.

Kinh doanh

Bước đầu tiên đối với người khởi nghiệp là trả lời câu hỏi bạn muốn bán thứ gì, sau đó là sản xuất như thế nào, làm thế nào để tối thiểu hóa chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và tập trung vào tăng trưởng doanh thu. Rất nhiều doanh nghiệp mới thất bại bởi đơn giản là họ không tạo ra đủ tiền để tiếp tục sống sót. Do vậy, hãy chắc chắn là ý tưởng kinh doanh của bạn đã được thẩm định kỹ lưỡng, từ tính khả thi, chi phí, nhân lực cho tới thị trường.

Tham khảo:   4 loại thông tin “nhiễu” cần bỏ ngoài tai

Chúng ta thường nói rằng “thất bại nhanh, thất bại rẻ” (fail fast, fail cheap). Điều này có thể hiểu rằng sai lầm là điều không thể tránh khỏi và càng sai lầm, chúng ta càng có thêm nhiều kinh nghiệm và biết cách để không phạm phải những sai lầm đó nữa. Tuy nhiên, hãy cố gắng “fail” thật nhanh (fast) khi hậu quả của thất bại còn khá “rẻ” (cheap).

Hãy học từ thất bại và đa dạng cách tiếp cận của bạn. Mọi người thường cố gắng lập được một kế hoạch hoặc hoàn thành sản phẩm 95% trước khi bắt tay vào hành động. Đây là điều tốt nhưng thường không có hiệu quả. Bởi lẽ, khi bạn đưa nó ra thị trường thì đó cũng là lúc bạn nhận ra sai lầm và thường lúc này đã quá muộn để thay đổi bao bì, cải tiến chất lượng hay các vấn đề khác.

Lựa chọn ở đây là hãy biến ý tưởng của bạn thành 50% sự thật thôi và để cho khách hàng biết đâu là sai lầm của bạn. Lắng nghe, học hỏi và biến 50% ấy trở nên đúng đắn hoàn toàn và tiếp tục cho đến khi người dùng phải thốt lên vì sản phẩm của bạn quá tuyệt. Đừng quá vội vàng mà hãy chủ động “tạo ra” thất bại để kiểm định tính khả thi của mô hình kinh doanh trước khi tập trung hoàn thiện nó.

Tham khảo:   Cách trả lời ấn tượng khi được hỏi trong buổi phỏng vấn: Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?

Tuy nhiên, lời khuyên của tôi ở đây là đừng làm ra những sản phẩm giá rẻ, không có khả năng phát triển và kém chất lượng. Hãy chi đủ tiền để làm những thứ chắc chắn thành công.

Kinh doanh

Ngoài ra, một lời khuyên cho bạn là hãy tối thiểu hóa chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng trong quá trình khởi nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, để tối thiểu chi phí, bạn cần phải nỗ lực xoay xở mọi việc bằng khả năng của mình. Do vậy, sẽ khôn ngoan hơn nếu bạn biết tìm kiếm thêm cộng sự, những người sở hữu các kỹ năng mà bạn còn thiếu để trợ giúp và tự lực trước khi yêu cầu sự giúp đỡ của họ.

 

Khi mọi việc dần ổn định và doanh nghiệp bắt đầu phát triển, bạn sẽ nhận thấy mình dường như đã kiệt sức. Bạn sẽ phải đánh đổi giữa chi phí và lợi ích đi kèm với nhiều vấn đề phát sinh khác.

Bạn cần nhiều thời gian hơn để đầu tư cho những khía cạnh khác của công ty. Khoản đầu tư đó sẽ là thông minh nếu giá trị tạo ra khi bạn sử dụng thời gian cho những vấn đề trên vượt quá những gì bạn phải trả để có được khoảng thời gian đầu tư đó.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo