37. Kinh nghiệm việc làm

Đừng bao giờ nói 11 câu này trước mặt sếp nếu không muốn bị đuổi việc

Trung thực là chính sách tốt nhất tại nơi làm việc – tuy nhiên, cũng giống như các quy tắc khác, luôn có một vài ngoại lệ nhất định.

“Việc thận trọng với những gì bạn nói với ông chủ là điều rất quan trọng bởi vì dù chỉ là sai sót vô cùng nhỏ cũng có thể hủy hoại sự nghiệp của bạn”, Ryan Kahn – huấn luyện viên nghề nghiệp, sáng lập viên của The Hired Group, cũng đồng thời là tác giả của cuốn Hired! The Guide for the Recent Grad (Tạm dịch: Được thuê! Cẩm nang dành cho sinh viên mới tốt nghiệp) cho biết.

Lynn Taylor – chuyên gia nhân lực quốc gia và tác giả của cuốn Tame Your Terrible Office Tyrant: How to Manage Childish Boss Behavior and Thrive in Your Job cũng đồng ý rằng: “Có những lời bình luận và câu hỏi xuất phát từ góc nhìn tiêu cực có thể khiến bạn gặp bất lợi trước sếp”. Nếu cứ tiếp tục như vậy thì chẳng bao giờ bạn có thể nghĩ về một sự thăng tiến có ý nghĩa trong tương lai gần cả. Trong trường hợp này, muốn rèn luyện được cách ứng xử phù hợp thì điều đầu tiên bạn cần làm là học cách “tạm dừng” (pause) trước khi muốn nói ra điều gì đó mà có thể sẽ khiến bạn phải hối tiếc vì phản ứng của ông chủ nếu nói thẳng.

Giao tiếp

Dưới đây là 11 điều hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định nói trước mặt sếp.

Chú thích: Bài viết thay đổi cách xưng hô trong các câu nói để bạn đọc dễ liên tưởng với các tình huống thực tế.

1. “Sếp sai rồi”

“Việc chỉ trích hoặc chỉ ra lỗi của sếp một cách công khai là cách đảm bảo rằng bạn sẽ không bao giờ được có mặt trong các cuộc họp tới hoặc sẽ bị phớt lờ mỗi khi giơ tay phát biểu”, Rosalinda Oropeza Randall – chuyên gia về lễ nghi và phép lịch sự, cũng đồng thời là tác giả của cuốn Don’t Burp in the Boardroom khẳng định.

Nếu thấy sếp mắc lỗi, hãy sử dụng những cách khác để trình bày về vấn đề này thay vì chỉ trích một cách sỗ sàng như vậy. Chẳng hạn, bạn có thể nói “Có lẽ, em đã được thông báo nhầm điều này, nhưng em đang giả thuyết rằng….”. Cách nói này sẽ khiến sếp phải xem xét lại và điều chỉnh thông tin nếu cần thiết. “Bất kể bạn định sử dụng cụm từ gì thì cũng hãy nói với giọng điệu dễ gần và chân thành nhất”, Randall chia sẻ.

Tham khảo:   Học hỏi được gì từ lịch trình sinh hoạt “phi thường” của tỷ phú Elon Musk?

2. “Em không thể”

Giao tiếp

Một thái độ “có thể làm” luôn là đặc điểm rất được các sếp yêu quý. Ngược lại, “không thể” cho thấy rằng bạn thiếu tự tin và không sẵn sàng nắm bắt cơ hội.

3. “Đó không phải là nhiệm vụ của em”

Không có bản mô tả nghề nghiệp nào cố định cả. Khi đã nằm trong một nhóm làm việc đa chức năng luôn trong trạng thái nhận lệnh, bạn sẽ phải linh hoạt và hỗ trợ đắc lực cho sếp. Ở khía cạnh khác, càng nhiều kỹ năng bạn tích lũy được thì bạn càng trở thành một người không thể thay thế.

 

Nói rằng bạn không sẵn sàng làm bất cứ nhiệm vụ gì ngoài vị trí của mình thì điều đó cũng có nghĩa bạn không sẵn sàng làm việc hăng say vì thành công của tổ chức.

4. “Không!”

Sếp luôn mong muốn sự hợp tác từ bạn với một thái độ chủ động. Nói thẳng với sếp “không” là một sự thách thức – và thi thoảng, có lẽ nó cần thiết – nhưng không hề phù hợp chút nào nếu bạn nói ra điều này mà không đi kèm với một lời giải thích xác đáng.

Chẳng hạn, nếu ông chủ nói “Cậu có thời gian làm việc cho dự án X hôm nay không?” Với tình huống này, bạn không nên nói “Không”. Thay vì như vậy, hãy trả lời một cách lịch sự: “Ngày hôm nay sẽ là thử thách nếu sếp vẫn muốn em tập trung vào chuẩn bị bài thuyết trình cho công ty. Sếp có muốn em làm dự án kia trước không ạ?”

5. “Em không biết đâu”

Giao tiếp

Có thể, bạn không có câu trả lời cho mọi câu hỏi. Tuy nhiên, một sự phán đoán và lời hứa tìm đáp án sẽ tốt hơn rất nhiều so với cử chỉ nhún vai thể hiện rằng bạn không hề biết gì cả.

Tham khảo:   6 công việc không bao giờ biến mất

6. “Em sẽ cố gắng”

Một vài người cho rằng đây là câu trả lời chấp nhận được vì chúng ta “cố gắng” để hoàn thành mọi thứ với khả năng tốt nhất. Tuy nhiên, tạo ra một cảm giác không chắc chắn cho sếp khi việc đã được giao cho bạn, sếp hy vọng vào khả năng của bạn và đã có deadline cụ thể quả là điều không hề tốt.

Hãy tưởng tượng nếu bạn hỏi ông chủ: “Anh sẽ ký và xác nhận cho em vài dòng vào phiếu trả tiền lương vào ngày 15 tới chứ?” và sếp phản ứng lại rằng “Tôi sẽ cố gắng”. Liệu bạn có lo sợ sếp sẽ quên hoặc bỏ qua đề xuất của bạn không? Sếp cũng như vậy đấy.

7. “Vâng, em đã làm tốt nhất có thể”

Đây là câu nói thể hiện sự trốn tránh trách nhiệm. Nếu mắc sai lầm thì đó là lỗi của bạn, đừng đưa ra bất cứ lời ngụy biện đại loại như bạn đã cố gắng hết sức mình hay làm tốt nhất có thể. Cách cư xử phù hợp nhất ở đây là thừa nhận và quyết tâm khắc phục trong lần tới.

8. “Em đã từng làm điều này ở công ty cũ rồi”

Giao tiếp

 

Chẳng có vị sếp nào thích một nhân viên cố thể hiện mình là người “gì cũng biết” cả. Thế nên, hãy thể hiện chúng một cách khéo léo khi bạn đã tìm ra một giải pháp tốt. Theo Taylor, “bạn có thể chuyển đáp án thành câu hỏi để sếp cân nhắc thay vì phô diễn tài năng một cách trực tiếp”.

9. “Đây thực sự không phải lỗi của em, đó là lỗi của…”

Đổ lỗi là hành vi thể hiện bạn là một người không đáng tin cậy và thích đùn đẩy trách nhiệm. Nếu không có lỗi, hãy giải thích tại sao. Đừng bao giờ lôi kéo người khác vào.

10. “Em không thể làm việc với ….”

Không thể hợp tác với các đồng nghiệp khác là điều không thể chấp nhận được trong môi trường làm việc. Điều này cho thấy bạn là người thiếu tinh thần làm việc nhóm, không có thái độ hỗ trợ, liên kết và tương tác với đồng nghiệp.

Tham khảo:   5 hành động đơn giản để tỏ lòng biết ơn mà bạn có thể thử ngay hôm nay

11. “Bây giờ em bận lắm, sếp chờ em chút được không?”

Trách nhiệm của bạn là hỏi sếp việc gì cần được ưu tiên và sau đó, hoàn thành theo đúng yêu cầu. Đừng bao giờ bắt sếp chờ đợi, ngay cả khi bạn có rất nhiều việc phải thực hiện.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo