28. Quản Trị Marketing

Tìm Hiểu Về Đạo Đức Kinh Doanh Của Coca-Cola

Là một thương hiệu toàn cầu, đứng đầu trong ngành nước giải khát, Coca-Cola đã áp dụng các giá trị đạo đức trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh như thế nào? Để hiểu hơn về chủ đề “Đạo đức kinh doanh của Coca-Cola”, mời bạn cùng Masterskills khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Giới thiệu chung về Coca-Cola

Coca-Cola là một trong những thương hiệu nước ngọt nổi tiếng trên toàn thế giới, do nhà dược học John Stith Pemberton thành lập vào năm 1886 ở Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ. trải qua quá trình dài phát triển, Coca-Cola đã trở thành biểu tượng toàn cầu của thức uống giải khát.

Nhờ hương vị đặc trưng, Coca-Cola đã thu hút hàng tỷ người yêu thích trên khắp hành tinh. Công thức của Coca-Cola được bảo vệ như một bí mật kinh doanh và chỉ có một số người biết đến. 

Tình hình kinh doanh của Coca-ColaTình hình kinh doanh của Coca-Cola
Đôi nét về thương hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới – Coca-Cola

Thương hiệu sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng với nhiều sản phẩm khác nhau như: Coca-Cola Zero Sugar, Diet Coke, v.v.

Điều gì khiến Coca-Cola ngày càng lớn mạnh? Một trong những lý do này đến từ đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bài viết này, Masterskills sẽ giúp bạn hiểu hơn về đạo đức kinh doanh của Coca-Cola.

2. Đạo đức kinh doanh của Coca-cola

Đạo đức kinh doanh được hiểu là một tập hợp các giá trị, nguyên tắc và quy tắc ứng xử mà một tổ chức/doanh nghiệp thiết lập để định hướng hành vi kinh doanh của mình. Điều này bao gồm những nguyên lý etic, tính minh bạch, trách nhiệm xã hội, và tôn trọng đối với khách hàng, nhân viên, cộng đồng, và môi trường.

2.1 Đạo đức kinh doanh của Cocacola qua sản xuất

Đạo đức kinh doanh của Coca-Cola trong sản xuất được thể hiện qua các khía cạnh sau:

2.1.1 Sức khoẻ con người

Nhận thức được mối quan tâm của khách hàng đến vấn đề sức khỏe, các sản phẩm tốt cho sức khỏe ngày càng tăng. Doanh nghiệp đã cho phát triển một số dòng sản phẩm tốt cho sức khỏe người dùng, chẳng hạn như: Coca-Cola Light, Coca-Cola Zero, v.v.

Trước đó, thương hiệu đã vướng phải không ít lùm xùm liên quan đến các sản phẩm chứa các chất gây hại cho sức khỏe con người và tác động tiêu cực đến doanh nghiệp.

Ví dụ về đạo đức kinh doanhVí dụ về đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh của Cocacola qua hoạt động sản xuất

Mặc dù là một đơn vị sản xuất nước giải khát hàng đầu trên thế giới, nhưng thương hiệu cũng thể hiện sự ủng hộ với các khuyến cáo về việc hạn chế lượng đường tiêu thụ mỗi ngày.

Tham khảo:   Game hoá (Gamification) là gì? Đặc điểm

2.1.2 Bảo vệ môi trường

Vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng. Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường  ngày càng trở nên quan trọng.

Nhận thức được điều này, Coca-Cola đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đóng góp vào nỗ lực bảo vệ môi trường.

Năm 2021, Coca-Cola Việt Nam được vinh danh trong top 3 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam (CSI-100). Đây là năm thứ 6 liên tiếp thương hiệu góp mặt trong bảng xếp hạng này.

Coca-Cola hướng đến mục tiêu thu gom và tái chế 100% vỏ chai và lon bán ra vào năm 2030. Tại nước ta, thương hiệu vẫn đang nỗ lực từng bước hiện thực hóa mục tiêu này thông qua việc thiết kế, thu gom và hợp tác theo định hướng kinh tế tuần hoàn.

2.2 Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh của Cocacola dành cho các nhà cung ứng

Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh của thương hiệu đối với nhà cung ứng bao gồm:

2.2.1 Mâu thuẫn quyền lợi

Nhà cung ứng không được lợi dụng mối quan hệ cá nhân để tác động đến quyết định của nhân viên Coca-Cola. Nếu nhân viên của nhà cung ứng là người thân (vợ/chồng, cha/mẹ, anh chị em, ông/bà, con, cháu nội/ngoại, dâu/rể hoặc người yêu sống chung

cùng giới hoặc khác giới) với nhân viên của Coca-Cola, hoặc nhà cung ứng có bất kỳ mối quan hệ nào với một nhân viên của Coca-Cola có thể tạo ra mâu thuẫn quyền lợi, nhà cung ứng đó cần thông báo việc này cho doanh nghiệp hoặc đảm bảo nhân viên Coca-Cola sẽ thông báo cho công ty biết về điều này.

2.2.2 Quà tặng, mời ăn uống, giải trí

Nhà cung ứng cần tránh thanh toán việc đi lại, mời ăn uống hoặc tặng các món quà đắt tiền cho nhân viên Coca-Cola một cách thường xuyên. Người lao động của Coca-Cola không được phép nhận quà tặng là tiền mặt hoặc tương đương tiền mặt, chẳng hạn như thẻ quà tặng từ nhà cung ứng.

bộ quy tắc ứng xử của coca-colabộ quy tắc ứng xử của coca-cola
Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh của Cocacola dành cho các nhà cung ứng

Bên cạnh đó, nhân viên của nhà cung ứng cần tuân thủ các giới hạn tương tự như quy định này khi được khách hàng, nhà cung ứng, hoặc đối tác kinh doanh của đơn vị tặng quà, mời ăn uống.

2.2.3 Bảo vệ thông tin

Nhà cung ứng của Coca-Cola được phép tiếp cận thông tin bảo mật trong khuôn khổ quan hệ kinh doanh nhưng không được chia sẻ thông tin này với bất kỳ ai, trừ khi được doanh nghiệp cho phép.  

Tham khảo:   Người mua (Buyer) được hiểu như thế nào? Các dạng giải quyết vấn đề mua

Nhà cung ứng không được mua bán chứng khoán hoặc khuyến khích người khác thực hiện dựa trên những thông tin bảo mật thu thập được trong quá trình cung cấp dịch vụ. Nếu nhà cung ứng cho rằng họ nhận được thông tin bảo mật của Coca-Cola hoặc bên một thứ ba là do sai sót, ngay lập tức, nhà cung ứng đó cần thông báo ngay cho đầu mối liên lạc của mình tại Coca-Cola và tránh tiếp tục phổ biến thông tin này.

Bên cạnh đó, nếu nhà cung ứng không được phép chia sẻ thông tin của một công ty nào đó theo nghĩa vụ hợp đồng hoặc trách nhiệm pháp lý liên quan, nhà cung ứng không được chia sẻ thông tin này đến bất kể nhân viên nào của Coca-Cola.

2.2.4 Hối lộ

Nhà cung ứng đại diện cho Coca-Cola buộc phải tuân thủ Đạo Luật về Chống Tham Nhũng Ở Nước Ngoài của Hoa Kỳ và Đạo Luật Chống Hối Lộ Vương Quốc Anh, cũng như quy định pháp luật liên quan tại địa phương. 

Các giao dịch dưới tư cách là nhà cung ứng, hoặc liên quan đến Coca-Cola, nhà cung ứng không được phép cung cấp bất kỳ món đồ giá trị nào cho cán bộ công nhân viên chức nhà nước nhằm đạt được quyền lợi hoặc ưu đãi bất kỳ nào không phù hợp.

Nhà cung ứng không được biếu/tặng bất kỳ món đồ giá trị nào cho cán bộ công nhân viên chức nhà nước thay mặt cho Coca-Cola khi chưa có văn bản cho phép trước của ban pháp chế của Công ty; nhà cung ứng có thể lấy được văn bản chấp thuận này thông qua đầu mối liên lạc của mình hoặc trưởng ban quản lý quan hệ khách hàng tại Coca-Cola. 

Công ty cũng nghiêm cấm các hành vi hối lộ thương mại. Nhà cung ứng phải lưu hồ sơ sổ sách kế toán, tài liệu về tất cả các khoản chi (bao gồm các phần quà tặng, tiệc tùng hoặc bất kỳ thứ gì có giá trị) được biếu thặng thay mặt cho Coca-Cola hoặc bằng ngân sách tài trợ của Coca-Cola. Khi được yêu cầu, nhà cung ứng phải cung cấp một bản sao hồ sơ sổ sách này. 

2.2.5 Hồ sơ kinh doanh, hồ sơ tài chính

Nhà cung ứng và Coca-Cola đều phải lưu giữ hồ sơ chính xác về tất cả các vấn đề liên quan đến mối quan hệ kinh doanh giữa hai bên. Điều này bao gồm việc lưu hồ sơ đúng quy định mọi chi phí và các khoản chi. 

Tham khảo:   Thương hiệu bảo chứng (Endorser brand) là gì? Các cách bảo trợ

Trong trường hợp, Coca-Cola thuê nhân sự bên cung ứng, hồ sơ ghi chép thời gian phải đảm bảo đầy đủ và chính xác. Nhà cung ứng không được gửi hóa đơn chậm trễ hoặc chuyển khoản chi sang kỳ kế toán khác.

2.2.6 Báo cáo các hành vi có thể bị coi là sai trái

Trong trường hợp phát hiện nhân viên, hoặc bất kỳ ai đại diện cho Coca-Cola có các hành vi sai trái, nhà cung ứng cần nhanh chóng thông báo đến công ty. 

Mối quan hệ của một nhà cung ứng với Coca-Cola sẽ không bị ảnh hưởng khi báo cáo các hành vi sai trái này.

Lời kết

Trên đây là một số chia sẻ về chủ đề “Đạo đức kinh doanh của Coca-Cola” mà Masterskills muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích về chủ đề thú vị này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Masterskills và mọi người cùng biết nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo