28. Quản Trị Marketing

Marketing Thương Hiệu Là Gì? 4 Xu Hướng Trong Marketing Thương Hiệu

Marketing thương hiệu là gì? Tại sao doanh nghiệp nào cũng cần triển khai hoạt động Marketing thương hiệu? Cùng Masterskills đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi này, cũng như tìm hiểu về 4 xu hướng trong Marketing thương hiệu hiện nay là gì nhé.

Marketing thương hiệu là gì?

Marketing thương hiệu có khá nhiều các định nghĩa khác nhau. Theo Ali Berg “Marketing thương hiệu là cách truyền thông, quảng bá sản phẩm và dịch vụ của bạn thông qua việc quảng bá thương hiệu.”

Colin Finkle cho rằng: “Marketing thương hiệu là một phương pháp Marketing để truyền thông, bán hàng hóa và dịch vụ bằng cách gia tăng giá trị tài sản thương hiệu.”

Từ đó, chúng ta có thể hiểu Marketing thương hiệu một cách đơn giản là hoạt động truyền thông nhằm nâng cao giá trị thương hiệu của sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của toàn doanh nghiệp.

Marketing thương hiệu là hoạt động truyền thông nâng cao giá trị thương hiệuMarketing thương hiệu là hoạt động truyền thông nâng cao giá trị thương hiệu
Marketing thương hiệu là hoạt động truyền thông nâng cao giá trị thương hiệu

Tại sao phải Marketing thương hiệu?

Marketing thương hiệu tạo ra giá trị tổng thể dựa trên các giá bị bản sắc riêng như văn hóa doanh nghiệp, thuộc tính sản phẩm và nhiều yếu tố khác.

Marketing thương hiệu đóng nhiều vai trò quan trọng như:

  • Nâng cao giá trị doanh doanh nghiệp, bởi thương hiệu chính là một tài sản của doanh nghiệp.
  • Gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu, lan tỏa hình ảnh thương hiệu đến với công chúng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của đơn vị.
  • Tạo ra khách hàng mới. Việc hình ảnh thương hiệu được truyền tải và tiếp cận đến đông đảo công chúng sẽ giúp thương hiệu có thêm những khách hàng mới quan tâm về sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp.
  • Đem đến sự tự hào và nâng cao sự hài lòng của đội ngũ nhân viên. Thật vậy, nhân viên sẽ rất tự hào khi chia sẻ với bạn bè, hoặc mọi người xung quanh khi đang làm việc trong một thương hiệu mạnh. 
  • Xây dựng lòng tin của khách hàng. Việc xây dựng hình ảnh tích cực trong tâm trí khách hàng sẽ từng bước giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin vững chắc trong khách hàng.

Các bước xây dựng chiến lược Marketing thương hiệu

Nếu bạn đang được giao trọng trách xây dựng chiến lược Marketing thương hiệu thì tham khảo ngay các bước thực hiện dưới đây nhé.

Tham khảo:   Engagement Trong Marketing Là Gì? Tìm Hiểu Engagement Marketing Từ A- Z

Xác định mục tiêu

Trong bất kỳ chiến lược nào cũng vậy việc đặt ra mục tiêu luôn là công việc được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Khi đã xác định được mục tiêu cần đạt, doanh nghiệp có thể lựa chọn các chiến thuật và triển khai các hoạt động phù hợp để hiện thực các mục tiêu đó. 

Mục tiêu của doanh nghiệp phải đảm bảo phù hợp với tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp và thực tế của thị trường.

Để xây dựng chiến lược Marketing thương hiệu cần xác định được mục tiêuĐể xây dựng chiến lược Marketing thương hiệu cần xác định được mục tiêu
Để xây dựng chiến lược Marketing thương hiệu cần xác định được mục tiêu

Lựa chọn công chúng mục tiêu

Doanh nghiệp sẽ rất khó có đủ nguồn lực, và khả năng tiếp cận đến tất cả công chúng. Do đó, việc xác định công chúng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực của mình để tác động tới họ và đạt những mục tiêu đã đề ra từ trước.

Bạn có thể lựa chọn công chúng mục tiêu dựa trên các tiêu chí như:

  • Nhân khẩu học
  • Tâm lý
  • Hành vi 

Định vị thương hiệu

Sau khi đã xác định được công chúng mục tiêu, bạn sẽ tiếp tục xác định các tiêu chí phụ để định vị thương hiệu trong tâm trí họ. Các hoạt động Marketing sẽ hướng tới làm cho thương hiệu được nổi bật thông qua các tiêu chí đó. 

Xây dựng kế hoạch Marketing hỗn hợp

Tiếp tục, bạn sẽ xây dựng kế hoạch Marketing mix 4Ps bao gồm: Product, Price, Place, Promotion nhằm hướng đến hiện thực mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.

Triển khai thực hiện

Để hoạt động thực thi chiến lược được mượt mà, cần có sự phối hợp giữa các thành viên trong team Marketing, cũng như các bộ phận phòng ban khác có liên quan trong doanh nghiệp.

Đánh giá và kiểm tra

Doanh nghiệp cần đánh giá kết quả đạt được của chiến lược dựa trên các tiêu chí như:

  • Kết quả mục tiêu chiến lược, công chúng mục tiêu và tiêu thức định vị thương hiệu có phù hợp hay không?
  • Kết quả của chiến lược như nào?
  • Việc triển khai tổ chức hoạt động của chiến lược như thế nào?
  • Trong quá trình thực thi, sự phối hợp của các bộ phận có tốt không?

4 Xu hướng Marketing thương hiệu

Việc chuyển đổi từ Marketing sản phẩm sang Marketing thương hiệu đang dần trở nên phổ biến, giống như giá trị của thương hiệu ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Khi cảm xúc của khách hàng và thương hiệu kết nối được với nhau, thì khi đó, khách hàng sẽ dễ dàng dùng thử sản phẩm mới của doanh nghiệp. Khi họ thấy thương hiệu có một mục đích rõ ràng, họ có thể giới thiệu sản phẩm tới bạn bè và gia đình của họ. 

Tham khảo:   Cold Calling là gì? Bản chất và đặc trưng của Cold Calling

Dưới đây là 4 xu hướng quan trọng trong Marketing thương hiệu, bạn có thể tham khảo.

Sử dụng quảng cáo

Việc sử dụng quảng cáo là một cách hiệu quả để tiếp cận công chúng, dễ dàng tối ưu phạm vi tiếp cận, chuyển đổi, đo lường và tối ưu chiến dịch thương hiệu theo thời gian thực.

Kết hợp video Marketing

69% người được khảo sát trong nghiên cứu của Wyzowlcho biết họ muốn tìm hiểu về một sản phẩm, dịch vụ qua video hơn là các định dạng nội dung khác như văn bản, đồ họa thông thường. Do đó, video rất hiệu quả cho việc gia tăng nhận diện thương hiệu và củng cố thông điệp với khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Tiếp cận đa kênh

Marketing một thương hiệu qua các kênh khác nhau như digital, social media, blog, email, v.v sẽ giúp tối ưu performance. 

Hỗ trợ quảng cáo thương hiệu với content Marketing

Thực hiện điều này giúp doanh nghiệp củng cố câu chuyện thương hiệu của mình, đảm bảo khách hàng không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào từ doanh nghiệp.

Những lưu ý khi triển khai Marketing thương hiệu

Một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng đều cần thực hiện Marketing thương hiệu. Dưới đây là 3 lưu ý khi nhắc đến Marketing thương hiệu.

Thương hiệu và Marketing thương hiệu là khác nhau

Thương hiệu của một công ty là tính cách của nó còn Marketing là cách để công ty chia sẻ tính cách của mình đến khách hàng.

Dành thời gian cho việc nghiên cứu, đo lường

Việc nghiên cứu kỹ càng các thương hiệu đối thủ sẽ giúp thương hiệu phát hiện ra điểm nổi bật và khác biệt của mình. 

Nếu doanh nghiệp không phân bổ Marketing phù hợp sẽ rất khó để thương hiệu vượt qua thử thách và đạt được mục tiêu đã đề ra. 

Có thể thấy, việc dành thời gian để nghiên cứu và đo lường sẽ giúp doanh nghiệp xác định chiến lược và tạo ra sự thành công cho thương hiệu của mình.

Tham khảo:   Tất Tần Tật Kiến Thức Chuyên Môn Về Marketing Thời Đại Mới

Hiển thị các thuộc tính của thương hiệu

Một doanh nghiệp muốn định vị thương hiệu của mình là uy tín nhưng thay vì nói mình là một thương hiệu uy tín thì hãy chứng minh bằng sản phẩm và dịch vụ khách hàng đáng tin cậy để khách hàng tự cảm nhận và đánh giá.

Nghiên cứu, đo lường giúp doanh nghiệp xác định chiến lược hiệu quảNghiên cứu, đo lường giúp doanh nghiệp xác định chiến lược hiệu quả
Nghiên cứu, đo lường giúp doanh nghiệp xác định chiến lược hiệu quả

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề Marketing thương hiệu mà Masterskills muốn gửi tới bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin giá trị và các góc nhìn thú vị về hoạt động Marketing thương hiệu. 

Theo dõi Masterskills để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo