41. Thương Mại Điện Tử

Hoạt động kinh doanh online và cách đánh giá hiệu quả

Hoạt động kinh doanh online không thể tách rời khỏi việc đánh giá và hiệu chỉnh. Kinh doanh online hiệu quả đến mức nào hay cần cải thiện ở đâu rất cần được đánh giá thường xuyên nhằm đưa ra các phương án sửa chữa hoặc cải thiện kịp thời.

Làm thế nào để đánh giá hoạt động kinh doanh online một cách chính xác? Bài viết dưới đây của Masterskills sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

1. Tổng hợp báo cáo thống kê hàng ngày

Kinh doanh online có đặc điểm nhanh, tiện, tự động. Nhanh do cả người bán lẫn người mua đều “nắng không đến mặt, mưa không đến đầu”. Tiện lợi do nhiều quy trình được tối ưu cho trải nghiệm khách hàng được tốt nhất, như quy trình thanh toán hay quy trình vận chuyển. Tự động bởi dựa trên nền tảng online. Với những đặc trưng đó, việc tổng hợp báo cáo thống kê hàng ngày là vô cùng cần thiết bởi giúp doanh nghiệp cập nhật nhanh nhất có thể các chỉ số kinh doanh, cụ thể là tốc độ, chiều hướng phát triển và hiệu quả ở thời điểm hiện tại.

Hoạt động kinh doanh online rất cần đến việc tổng hợp báo cáo thống kê thường xuyên

Hoạt động kinh doanh online rất cần đến việc tổng hợp báo cáo thống kê thường xuyên

Thương mại điện tử còn có điểm khác biệt lớn so với thương mại truyền thống ở khâu đánh giá thống kê hàng ngày. Nếu như ở thị trường kinh doanh truyền thống, việc thống kê được làm thủ công, gây tiêu tốn thời gian và công sức thì với sự trợ giúp của các phần mềm, sẽ rất dễ để bạn thấy được lưu lượng khách truy cập website, thời điểm truy cập, lượt tải về, hay lượng người tương tác, chia sẻ trên mạng xã hội với thương mại điện tử.

Tham khảo:   Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến hiện nay

Ngoài ra, với mỗi nền tảng khác nhau bạn sẽ cần đến những tiêu chí khác nhau để đánh giá:

  • Website: số lượng bài viết mới được đăng tải/chỉnh sửa
  • SEO: hệ thống backlink, mức độ phổ biến link trên mạng xã hội
  • Email: số lượng email được mở, tỉ lệ mở email, tỉ lệ click trong email…
  • Facebook: số bài đăng, lượt tiếp cận, lượt tương tác (like, chia sẻ, bình luận)
  • Youtube: số lượt xem, số lượt bình luận.

2. Đưa ra những phân tích để nắm tình hình hoạt động kinh doanh online

“Số liệu không biết nói dối”. Nhờ những số liệu thu thập được từ các bản báo cáo ở phần 1, bạn có được cái nhìn tổng quan về tình hình kinh doanh online hiện tại của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các nhận định và phân tích cụ thể, đi vào chi tiết vấn đề.

Phân tích dựa trên số liệu giúp hoạt động kinh doanh online hiện rõ điểm mạnh yếu

Phân tích dựa trên số liệu giúp hoạt động kinh doanh online hiện rõ điểm mạnh yếu

Việc khai thác các công cụ phân tích như Google Analytic hay Webmaster sẽ trợ giúp bạn đắc lực hơn trong khi nhận định vấn đề. Từ các dữ liệu thu thập được ở phần 1, bạn sẽ có đánh giá sắc bén ở phần 2, dễ dàng thấy được vướng mắc trong hoạt động kinh doanh online ở hiện tại cũng như xu hướng phát triển trong tương lai.

Tham khảo:   Tăng tốc thúc đẩy kinh doanh trực tuyến

3. Sử dụng phương án dự phòng khi cần thiết

Trong quá trình hoạt động kinh doanh online, bạn sẽ có nhiều khả năng đối mặt với các câu hỏi như: Việc triển khai có đang đi đúng quỹ đạo? Vấn đề tồn đọng là gì? Liệu có giải pháp nào không? Lúc này, phương án dự phòng sẽ hữu ích để giải quyết sự “lệch pha” trong kế hoạch và thực tế gặp phải.

Nếu mọi thứ “trật đường ray” so với dự tính, hãy bình tĩnh và sử dụng kế hoạch B, C và hiệu chỉnh dần dần. Với sự linh hoạt và nhạy bén của thương mại điện tử, những điều chỉnh thiết yếu và phù hợp này sẽ nhanh chóng đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh online.

Bài liên quan:

  • Tăng tốc thúc đẩy kinh doanh trực tuyến
  • Ứng dụng của Big data với doanh nghiệp thương mại điện tử
  • 5 lợi ích của Video tới website Thương mại điện tử bạn không thể làm ngơ
  • Giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng: Có còn là bài toán hóc búa?
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo